Wednesday, October 21, 2009

Từ Thái Hà Đến Bát Nhã

Đọc và nghẫm nghĩ ...
Một bài viết của luật sư Lê Trần Luật (mang từ danluan.org)
Chỉ có những trái tim sống mới viết những bài thế nầy...

Nhưng Ls Lê Trần Luật đang bị đàn áp ..... vì sao ???????

-----------------------------------------------------------------------------------------------

Ls Lê Trần Luật - Từ Thái Hà đến Bát Nhã

Dân ta có truyền thống tôn trọng những bậc tu hành. Đó là một trong những nền tảng văn hóa và đạo đức của dân tộc. Có rất nhiều vị vua khi lên ngôi, đã cho trùng tu và xây dựng rất nhiều chùa chiền, mà bây giờ đã trở thành di sản văn hóa.

Trong ký ức lờ mờ, tôi nhớ vào những ngày giữa tháng 4 năm 1975, bố mẹ tôi đưa các anh em tôi đến ngôi Chùa gần nhà để trú ẩn, vì sợ "chiến tranh". Đến khoảng giữa năm 1980, khi đất nước đã thống nhất, bỗng dưng phi trường quân sự ở quê tôi phát nổ. Những tiếng nổ long trời lở đất kéo dài từ sáng sớm cho đến chiều tối, hệt như chiến tranh đang xảy ra. Đến giữa trưa, mọi người lũ lượt kéo đến các nhà Chùa và nhà Thờ để trú ẩn. Sau này khi lớn lên, bố mẹ tôi giải thích là phải vào nhà Chùa hoặc nhà Thờ vì đó là nơi linh thiêng, "chiến tranh" không vào được. Vả lại, ai ai cũng tôn trọng những bậc tu hành. Tôi mang bài học và sự trải nghiệm đó khi lớn lên. Gặp các Cha, các Sư thầy tôi đều lễ phép và kính trọng. Rồi có dịp đọc Kinh Thánh và các sách nhà Phật tôi càng tin rằng những bậc tu hành là biểu tượng của đạo đức và niềm tin. Cuộc đời của các vị không có gì ngoài hai chữ Tu Hành.

Hằng năm, sau giao thừa, rất nhiều người đã kéo đến các Chùa, nhà Thờ để thắp hương cầu nguyện cho một năm mới an lành. Nét đẹp văn hóa đó đã in sâu vào lòng từng người dân Việt Nam. Khi nói đến nhà Thờ, nhà Chùa tôi tin rằng mọi người đều công nhận đó là những nơi tôn kính và linh thiêng. Vậy mà, từ nhà thờ Thái Hà đến nhà chùa Bát Nhã là câu chuyện nhiều bi thương, thể hiện sự xuống cấp của một nền đạo đức và sự suy đồi của nền văn hóa dân tộc.

Câu chuyện bắt đầu từ những buổi "cầu nguyện lịch sử" của những người Công giáo ở nhà thờ Thái Hà. Sau sự kiện đó nhiều giáo dân đã bị bắt, bị truy đuổi và đánh đập. Từ đó, các Cha bị xem là "tội đồ”, nhà thờ Thái Hà bị xem là nơi "nguy hiểm" cho Chính quyền. Nhiều "đối sách” đã được đưa ra để "xử lý" nhà Thờ và các Cha. Môt lực lượng "đa thành phần " đã được huy động để bao vây nhà Thờ và các Cha. Đặc biệt trong đoàn quân "Liên hợp quốc" đó có cả đám "xì ke, hút chích" và đám “thanh niên, sinh viên tình nguyện". Họ hô to: giết, giết, bất chấp đó là nơi linh thiêng. Họ nhổ nước bọt và phỉ báng các cha bằng những lời thô tục, bất chấp các Cha là những bậc tu hành. Đám xì ke hút chích đã đành, ở đây có rất nhiều thanh niên sinh viên. Trong số họ chắc có nhiều Đoàn viên, chắc hẳn có nhiều người từng đoạt danh hiệu “cháu ngoan Bác Hồ”. Mà Bác đâu có dạy những điều mất dạy và vô đạo đức đó! Đi đến đâu, từ trường tiểu học, đến trung học, đến đại học đều thấy nêu cao khẩu hiệu: Tiên học lễ, hậu học văn! Không hiểu sao họ lại hành đông mất hết cả lương tâm và đạo đức như vậy.

Đến Bát Nhã, câu chuyện càng kinh hoàng hơn! Lần này không biết có đoàn quân "Liên hợp quốc" không, nhưng thấy có rất nhiều "côn đồ”. Đám này tấn công trực diện vào các nhà sư. Đánh đập và xua đuổi chưa đủ, đám này tung "tuyệt chiêu" bóp vào "chỗ kín" của các sư thầy. Ở đây, không những đạo đức đã không còn, mà tình người và lương tâm cũng bi đánh mất. Sự kiện này đã gây xúc động cho hàng triệu triệu người. Hàng trăm người đã tình nguyện ký vào danh sách phản đối. Dòng chúa cứu thế Việt Nam cũng đã có sự chia sẻ và cầu nguyện cho Bát Nhã. Phải chăng cả hai đều là nạn nhân của một nền đạo đức suy đồi và xuống cấp? Phải chăng những giá tri xã hội chuẩn mực đã bị xóa nát, nhường chỗ cho những "giáo điều" hoang tưởng, lạc hậu và ngu ngốc?

Đạo đức là gốc của con người. Pháp luật có thể vô tình, nhưng đạo đức thì không. Đạo đức chứa đựng cả tâm tư tình cảm của con người, chứa cả "hồn" của dân tộc. Nếu như pháp luật điều chỉnh con người từ bên ngoài, thì đạo đức điều chỉnh từ bên trong. Pháp luật trừng phạt con người bằng sức mạnh Nhà Nước, thì Đạo đức trừng phạt bằng sức mạnh của dư luận. Một hệ thống pháp luật ổn đinh phải dựa trên một nền tảng đạo đức ổn định. Tôi không có điều kiện để làm thống kê về tội phạm một cách chính xác, nhưng qua những bản án có được, tôi nhận thấy những người có Đạo ít có khuynh hướng phạm tội. Đó là điều cần lưu ý để thấy được sự tác động tích cực của tôn giáo trong việc xây dựng nhân tố con người và ổn định xã hội.

Có người hỏi tôi: "Có phải vì muốn đàn áp tôn giáo nên người ta sử dụng nhiều biện pháp vô đạo đức, hay vì nền đạo đức xuống cấp nên người ta mới đàn áp tôn giáo, hay cà hai đều đúng?". Câu trả lời xin nhường lại cho quý độc giả.

Sài Gòn ngày 17/10/2009
Ls Lê Trần Luật

Monday, October 12, 2009

Nghĩ Gì Về Những Hình Ảnh Nầy

1- Tuần hành tại Paris, Pháp vì Bát Nhã

(nhấn chuột vào để xem hình lớn)






2 - Buồn thay cho một đất nước "Độc lập - Tư Do - Hạnh Phúc"
Các người tu hành ở Bát Nhã (Bảo Lộc, V
iet Nam) bị buộc rời nơi tu học






3- Người đẹp nhưng nói láo : "Không có việc 'ep' 400 người rơi Bát Nhã"
Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Viet Nam, Nguyễn Phương Nga

Saturday, October 10, 2009

Vụ Trân Khải Thanh Thủy và ảnh bị sửa!

Dantri.com đưa tin "Bà Trần Khải Thanh Thủy bị bắt về tội cố ý gây thương tích" ngày 9 tháng 10 có sử dụng 2 tấm hình chụp ngày 28/2/2005 và được chỉnh sửa ngày 9/10/2009 bằng Photoshop 7.0.

Thật là dơ bẩn! Bộ mặt thật đã và đang lộ ra !

(click to large)

Wednesday, October 7, 2009

Một lời khuyên chân thành

Đoạn dưới đây là comment bài viết "Trần Dần & Tố Hữu" trên trang blogosin.org
Có lẻ đây cũng là lời khuyên chân thành dành cho thế hệ trẻ trước tình hình hiện tại :
(TH dưới đây là Tố Hữu. Đúng ra 2 câu thơ dưới đây là của Hồ Chí Minh trong bài "Cảnh Rừng Việt Bắc - 1947)
----------------------------------------------------------------------------------------
Em nhớ thêm lúc học PTTH cấp 3, có học được câu thơ này của TH:
Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày
Đã từng học thơ văn cổ kim, thấy câu thơ này chả ra gì, sao lại được xếp vào “đỉnh cao trí tuệ” (còn dở hơn câu “Ngồi buồn gải háng, dái lăn tăn” của CTT TVHương nữa). Em hỏi cô giáo: ” bộ vượn và khỉ ở VB không ăn không nghỉ sao mà hót suốt cả ngày?” Cô giáo (từ Bắc vào, là Chính Trị Viên của trường) trả lời: “Em cứ học đi, đừng thắc mắc”.
Nhưng vào cuối năm học lớp 12, cô giáo ấy đã nói với chúng em: “Thế hệ trẻ tốt như vầy mà mất hết thì tiếc lắm, các em tính cho tương lai của mình đi”. Nhờ câu nói đó mà hơn 2/3 chúng em đã ra nước ngoài. Bây giờ gặp nhau vẫn nhắc lại chuyện cũ và cám ơn cô giáo văn tốt bụng…

Tuesday, October 6, 2009

Câu hỏi của một 8X "trẻ trung, năng động, sáng tạo"

Bài nầy là nỗi lòng của của một tác giả lớp 8x trước tình hình hiện tại của đất nược đăng trên bauxitevietnam.info
bài viết cảm động ...
Bài viết có đoạn:
" nếu không có công nghệ thông tin thì cháu sẽ không bao giờ được biết..."
Có lẻ phải cám ơn "Internet"

----------------------------------------------------------------------------------


Kính gửi các bác Ban Biên tập Bauxite Việt Nam,

Trong bài viết của mình cháu sẽ viết về sự thay đổi trong cảm nhận của cháu về thời cuộc, sau một số sự kiện gần đây, nhất là việc nhà nước cho phép dự án bauxite Tây Nguyên, từ góc nhìn một thanh niên thuộc thế hệ 8x, cái “thế hệ vàng”, cái thế hệ “trẻ trung, nhiệt huyết, năng động, sáng tạo, đột phá, mạo hiểm, dám nghĩ dám làm”, vân vân và vân vân.

Cháu biết đây là những từ sáo rỗng (cliché) và quá nhàm (nhất là cái từ 8x). Nhưng cũng giống như nàng Anna Karenina chính vì căm ghét giả dối nhưng bất lực với nó, mà tìm thấy sự vui thích trong việc giả dối lại với xã hội quý tộc đạo đức giả, các bác cho phép cháu mở đầu bài viết bằng những từ như vậy, âu cũng là một cách đùa bỡn lại cái xã hội giả dối chẳng kém gì cái xã hội của Anna Karenina, mà có khi còn hơn thế nữa.

Giả dối từ đối ngoại với việc phổ biến cho dân 16 chữ vàng… mã “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và bốn tốt… nước sơn (gần đây nghe nói lại thêm hạt xoàn gì đó, nhưng chắc chỉ là nhựa thôi, vì Trung Quốc làm hàng giả có tiếng mà) trong khi quân thù nó đang lăm le xâm chiếm mình; đến đối nội, nào đầy tớ của dân, nào dân chủ, nào tự do ngôn luận, nào sống và làm việc theo pháp luật. Cháu không cần phải nhắc lại nữa, những vụ việc gần đây đã đủ để nói lên chúng ta đang sống trong những giờ phút lịch sử chói lọi như thế nào, như việc ông Huỳnh Ngọc Sĩ chỉ bị xử ba năm tù vì… nhân thân tốt, mà nhiều người cho là quốc nhục; việc ông Đào Duy Quát chỉ bị phạt 30 triệu đồng dù đưa tin thất thiệt cho Việt Nam ngay trên trang web của Đảng Cộng Sản – mà nhiều người tự hỏi không biết vô tình hay cố ý, việc Tòa án nhân dân Tối cao đề nghị Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ nhận lại Đơn khởi kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, khiến nhiều người đặt câu hỏi phải chăng thủ tướng thì đứng trên pháp luật; trong khi các bloggers như chị Đoan Trang, anh Người Buôn Gió, chị Mẹ Nấm bị bắt, phóng viên Huy Đức bị mất việc vì bài Bức tường Berlin trên blog của ông, và kinh khủng nhất, theo cháu, là báo Du Lịch bị tạm thời đình bản vì đăng bài “nhạy cảm” mà nghe nói là chỉ vì khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, kéo theo 50 con người không lương ăn đến nay đã 5 tháng. Họ và gia đình họ đang sống chết ra sao?

Sao mà GIẢ DỐI thế? Sao mà KHỐN NẠN thế? Sao mà VÔ NHÂN TÍNH thế? Sao mà NHỤC NHÃ thế?

Đến nỗi Asia Sentinel, một tờ báo nước ngoài, đã viết: “Đối với những người lên tiếng chỉ trích chính quyền Trung Quốc thì chỉ có một nơi nói ra lại nguy hiểm hơn so với tại Trung Quốc nước mẹ, đó là Việt Nam.” Thế giới họ nói mình thế, còn gì là quốc thể nữa? Thế có khác gì nói Việt Nam là một dạng thuộc địa của Trung Quốc? Nhất là họ lại dùng từ ngữ “mother China”. Mà họ nói đúng hay là “đưa tin thất thiệt”? Làm người Việt mà không nhục khi đọc những từ ấy thì đừng làm người nữa.

Nhớ lại hồi xưa trong kháng chiến chống Mỹ người ta tha hồ hát “Hướng về Nam! Ai từng vô Sông Hương, từng nương Thiên Mụ, từng ngụ Đập Đá, Văn Xá, Truồi Nong“, hay “Nhìn phương Nam con nước vơi đầy thương nhớ, nhớ thương anh ơi!” hay “Chào em em gái tiền phương ơi em gái tiền phương. Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn.” hay “Cả miền Nam đang gọi chúng ta đi. [...] Đi ta đi tung cánh đại bàng, hát khúc nhạc hùng giải phóng miền Nam, giải phóng Miền Nam.” Hồi ấy chả ai cho là “nhạy cảm” cả. Ai có sức hát tha hồ hát. Ai có sức chửi cứ việc chửi: “Ngu nhất trên đời/Là tổng thống Mỹ” (thơ Trần Đăng Khoa).

Bây giờ thì khác. Hoàng Sa, Trường Sa bị cho là “nhạy cảm” khiến một số blogger bị bắt. Cuộc chiến 1979 cũng bị cho là “nhạy cảm”, trong khi một tác phẩm cũng đề tài đó đường đường xuất bản nhưng là do phía… bên kia viết, với mấy chữ PR ngoài bìa ca ngợi bên địch rõ ràng.

Cái thời đại này là cái thời đại gì? Thế hệ trẻ sẽ phải sống như thế này hay sao? Đây là cái gia tài mà thế thệ trẻ “trẻ trung năng động sáng tạo” sẽ được thừa hưởng?

Triết gia Bertrand Russell đã viết trong History of Western Philosophy: “Mối quan hệ giữa những người có trí tuệ xuất chúng với thời cuộc, trong những thời đại khác nhau thì rất khác nhau. Có những thời hạnh phúc mà họ nhìn chung là hài hòa với bên ngoài [...] Có những thời mà họ nổi loạn, cho rằng cần phải có những thay đổi triệt để, nhưng tin tưởng rằng nhờ có đấu tranh của họ mà những thay đổi sẽ được thực hiện trong tương lai gần. Nhưng có những thời mà họ đau đớn vì thế giới, và cảm thấy rằng, dù chính họ biết những gì là cần thiết, không có hy vọng gì là những thứ ấy sẽ được đem tới“. Cháu chỉ là một người bình thường, chứ không phải là một người xuất chúng gì cả, nhưng ít nhất cháu cũng có cảm nhận của riêng cháu. Và dù cháu luôn cố tin rằng thời đại mình đang sống thuộc loại thứ hai, đôi khi cháu tự hỏi mình có quá lạc quan không và phải chăng nó thuộc loại thứ ba? Phải chăng cha ông chúng cháu hy sinh xương máu để cháu sống như vậy?

Cha ông chúng cháu với bầu máu nóng, trong thời tuổi trẻ của họ, đã từng rưng rưng đọc “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ/ Mặt trời chân lý chói qua tim” của Tố Hữu, người mà nếu không có công nghệ thông tin thì cháu sẽ không bao giờ được biết ông đã là một nhân vật đắc lực trong vụ đàn áp Nhân Văn Giai Phẩm, một tai họa cho biết bao nhiêu văn nghệ sỹ cấp tiến, kết quả là người thì tù tội, người thì bị tước quyền sáng tác. Cha ông chúng cháu cũng đã từng thả hồn hát “Đảng đã cho ta một mùa xuân đầy ước vọng“. Nhưng cháu cho rằng, trong cuộc Cách mạng tháng Tám và hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, họ từ bỏ người thân, nhà cửa, ruộng vườn, nhà máy, giảng đường, cầm súng lên đường chiến đấu, thực ra là vì độc lập tự do, vì chủ quyền đất nước, vì toàn vẹn lãnh thổ, vì truyền thống đấu tranh của người Việt Nam suốt mấy nghìn năm qua, những điều mà giờ đây đang thôi thúc chị Đoan Trang, chị Mẹ Nấm, anh Người Buôn Gió, chú Huy Đức, chứ không phải vì một chủ nghĩa nào, một mô hình kinh tế nào, một trường phái triết học nào. Có ai đi tranh đấu cho một cái gì mà mình chưa hiểu thấu đáo? Có ai xả thân cho một trường phái triết học, một mô hình kinh tế trong khi chưa nắm rõ lịch sử triết học hay môn kinh tế học? Có chăng, thì là mình bị lừa.

Bản thân cháu, hồi bé cháu vẫn hát “Sướng vui có Đảng tiền phong. Có Đảng là ánh thái dương sống yên vui trong tình yêu thương. Cuộc đời ngàn năm bừng sáng [...] Có sách mới áo hoa đây là nhờ ơn Đảng ta/Vui tung tăng em ca hát mừng cuộc đời nở hoa“. Cháu từng tin rằng mình may mắn hơn các bạn cùng tuổi bên Anh, bên Pháp vì họ sống ở một chế độ mà theo người lớn nói là không tiên tiến bằng bên ta. Cháu từng đọc Thép đã tôi thế đấy.

Nhưng rồi khi cháu lớn lên thì cháu dần thất vọng vì cuộc sống. Ở đại học người ta nhồi nhét vào đầu cháu “Xét lại chủ nghĩa xã hội là đi ngược lại quyền lợi của giai cấp lao động và quyền lợi dân tộc”. Chủ nghĩa xã hội là gì mà xét lại thì trái đạo đức thế? Chẳng phải Descartes nói rằng con người ta có quyền nghi ngờ mọi thứ hay sao? Chằng phải Jostein Gaarder cho rằng triết học bắt đầu khi con người nghi ngờ về các giá trị được xem là nghiễm nhiên? Họ còn nói “Bác Hồ đã đi qua biết bao nhiêu nước, tiếp xúc với rất nhiều trường phái triết học, nhưng Bác cho rằng chủ nghĩa Mác-Lê là tiên tiến nhất. Chủ nghĩa Marx là đỉnh cao triết học” vân vân và vân vân. Thế hóa ra dân Tây Âu và Mỹ dại thế. Họ có những trường đại học hàng đầu thế giới (mà Việt Nam đang vay 400 triệu đôla Mỹ từ Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Á châu để sao chép), có những bộ óc đoạt giải Nobel mà sao lại không đấu tranh cho một cơ hội sống tốt đẹp hơn? Họ không ganh tị với dân Việt Nam và Bắc Triều Tiên sao? Sao dân Đông Đức dại thế, tội tình gì mà trèo qua bức tường Berlin cho khổ ra? Sao dân Hungary vô ơn thế, chủ nghĩa xã hội sụp đổ thì quay ra mở Memento Park trưng bày những chứng tích để bôi xấu một thời đại huy hoàng? Ở trường đại học họ còn dạy cháu thế này nữa: Chủ nghĩa tư bản đang giãy chết, xã hội tư bản suy đồi, giới trẻ tư bản ăn chơi trụy lạc.

Cháu thu mình lại và chính môi trường “cộng sản” đã biến cháu thành một anh rất “tiểu tư sản” (nói theo ngôn ngữ của những người cộng sản) tức là việc mình mình làm, cuối tháng lĩnh lương, giải trí thì đã có tiểu thuyết, âm nhạc; không quan tâm đến chính trị, thời sự, có trên lo cả, việc gì phải tính. Cháu rất kỵ những từ như “dân chủ”, “tự do ngôn luận”. Không phải bởi cháu không ý thức được về những quyền đó, mà là cháu rất sợ bị quy kết là “phản động”. Đấy là việc của những ông nhà văn, nghệ sỹ, mà biết đâu lại còn là phản động thật đội lốt; mình là nhân viên quèn chỉ cần đủ ăn là may.

Nhưng từ khi cháu được biết về dự án bauxite ở Tây Nguyên, cháu mới hiểu quyền con người được công khai phản biện, được biểu tình quan trọng thế nào, và cháu cũng thấy được Đảng CSVN và nhà nước xem sinh mạng của cháu ra sao; và lòng tin của cháu vào Đảng CSVN và nhà nước, vốn đã chẳng vững vàng từ trước, hoàn toàn bị sụp đổ. Đó là một sự thật mà, nếu được phép nói trung thực, cháu không thể nói khác. Cháu không tham gia đảng phái nào và hoàn toàn không nhận viện trợ của hải ngoại. Người ta tin mình hay không là trước hết ở tại mình, đừng đổ tại ai. Cháu chỉ là một người dân thường, bằng xương bằng thịt. Chính vì cháu là con người chứ không phải robot nên niềm tin của cháu là có điều kiện.

Và những sự kiện theo sau như vụ báo điện tử của Đảng Cộng Sản đưa tin thất thiệt chỉ xóa tan những gì còn sót lại của cái niềm tin đổ vỡ ấy.

Cháu không còn cảm thấy mình được Đảng CSVN và nhà nước bảo vệ nữa. Cháu cảm thấy bất an và lo lắng cho bản thân, gia đình, cũng như nỗi sợ phải sống trong cảnh nô lệ luôn ám ảnh cháu. Hình ảnh người dân Tây Tạng và Tân Cương nổi loạn khiến cháu tự hỏi: Tương lai của mình đây sao? Làm sao cháu ngủ ngon được khi hàng trăm “lao động phổ thông” (tạm gọi họ là thế, dù không rõ họ có phải lao động phổ thông hay không, vì nguồn lực này Việt Nam không thiếu và cũng không cho phép nhập khẩu) từ Trung Quốc, nước luôn lăm le xâm chiếm Việt Nam, đang khai thác bauxite trên Tây Nguyên? Chẳng phải thực dân Pháp đã rất coi trọng tính chiến lược của miền đất này hay sao? Chẳng phải quân ta khi đánh Mỹ đã đánh từ Tây Nguyên xuống? Trong khi ấy, bên kia biên giới Trung Quốc đã thuê đất Campuchia trong 99 năm với một diện tích gấp 20 lần luật pháp Campuchia cho phép, một sự vi hiến của thủ tướng Campuchia. Sao lại tình cờ thế nhỉ?

Cháu không còn cảm thấy mình được Đảng CSVN và nhà nước tôn trọng nữa. Cháu thật ra chỉ là con tốt đen sẽ bị hy sinh mà thôi khi dự án bauxite hóa ra là con ngựa thành Troy. Xét cho cùng, sinh mạng cháu là cái đinh gì? Bố mẹ cháu mang nặng đẻ đau chăm cháu từng ngày, biết bao công lao tốn kém, nhưng với người khác, ô hay, sinh mạng cháu ảnh hưởng gì đến họ? Mà tại sao cháu nghĩ về mình nhiều như thế? Hàng chục triệu con người khác cũng đang sống ở miền Nam này thì đã sao nào? Họ có ra sao thì cũng ảnh hưởng đến ai?

Với Quyết định 97 thì những thứ như “năng động”, “sáng tạo”, 8x cứ nằm đấy mà mơ. Mỡ có mà húp rồi, [xe] cúp có mà đi rồi, đòi gì lắm thế? Thôi thì an phận làm anh “tiểu tư sản” đui mù, nhưng có an phận được không với dự án bauxite Tây Nguyên?

Cuộc sống cháu trở nên bế tắc. Cháu có cảm giác thời mình sống nó giống như thời của Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Tú Xương, Nguyễn Gia Thiều khi con người bất lực và chỉ biết làm thơ kêu trời. Người ta đã làm phép so sánh vui: nếu tính theo lý thuyết trôn ốc của chủ nghĩa Marx (mọi thứ lặp lại với hình thức tinh vi hơn) thì thời mình nó là phong kiến mới, chứ chả phải cộng sản. Cũng tinh vi thật vì hồi xưa vua quan không tự xưng là vì dân, ai cũng biết mọi thứ là vì vua, vì quan, có dân chủ lắm thì quan cũng tự gọi mình là “dân chi phụ mẫu” (cha mẹ của dân) chứ không ai gọi mình là “đầy tớ của dân” cả. Dân có bất mãn mà nổi loạn thì vua quan chém đầu, chém vì mày dám láo với ông chứ không phải vì mày “đi ngược lại quyền lợi của giai cấp, của nhân dân, của đất nước, đi ngược lại lý tưởng mà người dân đã lựa chọn”. Người ta cũng so sánh: nếu thời Pháp thuộc, nửa phong kiến nửa thực dân mà chế độ kiểm duyệt nhiều điều “nhạy cảm” như bây giờ thì làm sao những quyển như Số đỏ sống sót được? Thời Mỹ ngụy, mà giờ đây ta phỉ báng, báo chí Sài Gòn phần lớn là đối lập, người ta vẽ tranh châm biếm ông Thiệu, gọi ông ta là Sáu thẹo thì đã sao?

Cái xoáy trôn ốc tạo ra phong kiến mới thì nó cũng tạo ra Chí Phèo mới. Cháu giờ đây đến viết blog chửi kẻ thù, ra đường phản đối dự án bauxite Tây Nguyên như chị Mẹ Nấm cũng chẳng dám vì sẽ bị quy kết là “gây rối” ngay. Im mồm thì lo bị đánh từ Tây Nguyên. Cháu có còn là một con người nữa không? Hay là một thằng Chí Phèo biết dùng internet và tiếng Anh (theo lý thuyết xoáy trôn ốc thì Chí Phèo mới phải tinh vi hơn Chí Phèo cũ)? Nếu được trung thực nói về cảm nhận của mình về thời thế, cháu sẽ không hát “Đảng đã cho ta một mùa xuân đầy ước vọng” hay “Có Đảng là ánh thái dương” nữa, mà cháu sẽ mượn mấy câu của người cung nữ bị giam hãm trong Cung oán ngâm khúc: “Giết nhau chẳng cái lưu cầu/Giết nhau bằng cái u sầu độc chưa?

Chúng cháu có thua gì các bạn cùng tuổi cháu ở các nước khác? Nhưng ai đã biến cháu thành một thằng Chí Phèo thời internet? Đây là một tội ác.

AI?

Việt Thắng

Nhà Lưu niệm cho nhà thơ - Tiếng đầu lòng con gọi Stalin!

Ngày 4 thánng 10, khánh thành nhà lưu niệm nhà thơ của bài

Yêu biết mấy, nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin!
....

Ông Stalin ơi, Ông Stalin ơi!
Hỡi ơi, Ông mất! Đất trời còn không?
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương Ông thương mười!
và đây: giết ai và thờ ai ?

“Giết giết nữa bàn tay không ngừng nghỉ,
Cho ruộng đồng tươi tốt, thuế mau xong,
Cho Đảng bền lau cùng rập bước chung lòng,
Thờ Mao chủ tịch, thờ Xit-ta-lin bất diệt…””

(đọc bài nầy, tôi lạnh người)


Ôi trời ơi! Ôi tổ tiên Việt Nam ơi !

ps: Tôi mới biết mấy bài thơ trên cách đây vài năm và cứ tưởng những bài đó làcủa "bọn phản động" viết để bôi bác chế đô. Nhưng không ngờ đây lại chính là bài của Tố Hữu, người đã từng là phó thủ tướng của VN.




--------------------------------------------------------------------------------------
Bài rất hay sau đây được mang từ blogosin.org (Huy Đức) .
Đất nước sao nhiều lận đận! :


"
Ngày nay, nếu đọc lại những bài viết của nhóm Nhân Văn, phải công nhận là nước ta đã từng có những nhà trí thức khả kính. Đất nước ra nông nỗi hiện nay là bởi lịch sử đã không chọn họ. Nguyễn Hữu Đang bị tù 17 năm (sau 7 năm thì được tha); Phùng Cung, tác giả truyện ngắn “Con ngựa già của chúa Trịnh”: 7 năm tù giam; Vũ Duy Lân (Bộ Nông lâm, bị nghi là cho Nguyễn Hữu Đang một áo len khi đang đi tù): bị giam 7 năm mới tha; Giám đốc Nhà xuất bản Minh Đức: 17 năm… Khi Hoàng Cầm cho in Nhất Định Thắng, Trần Dần bị mất chức và sau đó bị bắt giam. Nếu Trần Dần không dùng lưỡi lam rạch cổ, có lẽ thời gian “ở trong lao” của ông không chỉ là 3 tháng. Trong tình cảnh ấy, mấy câu thơ: Những ngày ấy bao nhiêu thương xót/ Tôi bước đi/ không thấy phố/ không thấy nhà/ Chỉ thấy mưa sa/ trên màu cờ đỏ…"

Sau đây là toàn bài viết của Huy Đức

Trần Dần & Tố Hữu

(Nhân khánh thành Nhà Lưu Niệm Tố Hữu Post lại một bài viết từ thời Yahoo 360)

Tất nhiên, không ai tin việc tập thơ Trần Dần bị “niêm phong” chỉ vì vài cái lỗi về thủ tục. Nhưng thôi, đó cũng là một lối ra rất đỡ mất mặt. Dù sao, Thơ Trần Dần cũng đã bán rất chạy, ngay đến cậu con trai tôi, 15 tuổi, cũng tò mò.

Thơ ông đa nghĩa quá. Chỉ riêng một bài Nhất Định Thắng, tôi nghĩ, đã có thể vừa quy kết ông là một tên phản động cực kỳ nguy hiểm, vừa có thể ca ngợi ông như một người yêu nước nồng nàn. Không hiểu sao, cho tới nay, chưa thấy ai làm một bộ phim truyện dựa trên bài thơ ấy. Ta ở phố Sinh Từ… Một giai đoạn lịch sử buồn đau của đất nước hiện ra mồn một trong mỗi câu thơ của ông.

Khi Trần Dần viết bài thơ ấy, đất nước đang bị phân đôi, ở miền Bắc chiến tranh kết thúc. Nhưng, cuộc sống của người dân thì không có hòa bình. Trần Dần viết: Tôi đi giữa trời mưa đất Bắc/ Đất hôm nay tầm tã mưa phùn/ Bỗng nhói ngang lưng/ máu rỏ xuống bùn/ Lưng tôi có tên nào chém trộm? Không hiểu, hình tượng “vết chém ngang lưng” ông viết ở đây là để nói về nỗi đau chia cắt tổ quốc hay chỉ đơn giản nói về cái không khí ngột ngạt ở miền Bắc, cái không khí mà đến 30 năm sau, Hữu Loan vẫn nhớ: “Thành viên nào (trong cộng đồng) cũng chứa toàn âm mưu đen tối để chủ hại người bên cạnh”.

Theo Hiệp định Geneve, người dân có một thời gian dài để chọn cho mình miền Nam hay miền Bắc. Nhưng lúc ấy, không có ai tự nguyện từ miền Nam chạy ra “Miền Bắc thiên đường của các con tôi”. Trong khi, hàng triệu người dân đã gồng gánh vào Nam để lại mồ mả ông bà trên đất Bắc. Thoạt đầu, có vẻ như Trần Dần trách móc, thậm chí ông đã buộc tội “những bạn đi Nam” là Thiếu quả tim bộ óc! Nhưng rồi quan sát kỹ hơn, ông buột hỏi: Họ vẫn ra đi/ – Nhưng sao bước rã rời?/ Sao họ khóc?/ Họ có gì thất vọng?

Trong những ngày xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội ấy, tình hình Thế giới được “quán triệt” thành hai “phe” Xô- Mỹ. Nhưng cái “phe” mà ông quan tâm cũng “căng thẳng” vô cùng: Gặp em trong mưa/ Em đi tìm việc/ Mỗi ngày đi lại cúi đầu về/- Anh ạ!/ Họ vẫn bảo chờ… Ông nghĩ: Trăm cái bận hàng ngày nhay nhắt./ Chúng ta vẫn làm ăn chiu chắt./ Ta biết đâu bên Mỹ miếc tít mù/ Chúng còn đương bày kế hại đời ta? Nhưng “cơm áo” không phải là những gì ngột ngạt nhất mà những người như ông đã từng nếm trải.

Theo tác giả của Màu Tím Hoa Sim, nhà thơ Hữu Loan: Trên thực tế, khi ấy, rất hiếm những bí thư, chủ nhiệm, thủ kho, cửa hàng trưởng tốt, phải nói hầu hết là ăn cắp, thi nhau để ăn cắp, nhưng văn học không được nói thực mà phải dựng lên toàn là những người lý tưởng. Các văn nghệ sỹ lúc ấy phải học tập những tài liệu hiện thực xã hội chủ nghĩa, từ Liên Xô đưa về, rồi tự Diên An (Trung Quốc) đưa sang. Nghĩa là văn nghệ chỉ được nói đến cái xã hội thiên đường vô cùng đẹp chưa có, chưa biết bao giờ mới có, chứ không được nói đến những cảnh trộm cướp áp bức bóc lột đang diễn ra trước mắt. Theo ông Hữu Loan: Khi một nhà báo hỏi: “Như vậy là Cách mạng đã cấm tự do ngôn luận?” Ông Trường Chinh sửng sốt: “Anh nói sao? Các anh được tha hồ tự do chửi đế quốc đó thôi.” Tố Hữu là một trong những nhà lãnh đạo hăng hái đưa “hiện thực XHCN” vào văn nghệ. Trong khi Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm… phản đối đường lối này. Những người phản đối sau đó, lần lượt dính vào một vụ án gọi là “Nhân Văn Gia Phẩm”.

Phong trào Giai phẩm và Nhân Văn bắt đầu khi hai nhà thơ Trần Dần, Lê Đạt phê phán tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu là “dòng thơ lục bát không có gì mới, nội dung vân vê kỷ niệm không lấy gì làm sâu sắc”. Trần Dần là người phê nặng lời nhất. Tuy nhiều người tán thành với nhận xét này nhưng tập thơ vẫn giành được giải nhất đầu năm 1956. Về sau, nhóm Nhân Văn còn viết nhiều bài được coi như là những “Thất Trảm Sớ”, đặc biệt, bài của Nguyễn Hữu Đang nói về thiết lập nhà nước Pháp quyền. Ngày nay, nếu đọc lại những bài viết của nhóm Nhân Văn, phải công nhận là nước ta đã từng có những nhà trí thức khả kính. Đất nước ra nông nỗi hiện nay là bởi lịch sử đã không chọn họ. Nguyễn Hữu Đang bị tù 17 năm (sau 7 năm thì được tha); Phùng Cung, tác giả truyện ngắn “Con ngựa già của chúa Trịnh”: 7 năm tù giam; Vũ Duy Lân (Bộ Nông lâm, bị nghi là cho Nguyễn Hữu Đang một áo len khi đang đi tù): bị giam 7 năm mới tha; Giám đốc Nhà xuất bản Minh Đức: 17 năm… Khi Hoàng Cầm cho in Nhất Định Thắng, Trần Dần bị mất chức và sau đó bị bắt giam. Nếu Trần Dần không dùng lưỡi lam rạch cổ, có lẽ thời gian “ở trong lao” của ông không chỉ là 3 tháng. Trong tình cảnh ấy, mấy câu thơ: Những ngày ấy bao nhiêu thương xót/ Tôi bước đi/ không thấy phố/ không thấy nhà/ Chỉ thấy mưa sa/ trên màu cờ đỏ… không hẳn là không mang ít nhiều ẩn dụ.

Cho dù phải sau khi Tố Hữu chết, các ông Hữu Loan, Trần Dần, Lê Đạt… mới được “chiêu tuyết”, vụ “Nhân Văn” không đơn giản chỉ là những vấn đề giữa các cá nhân với nhau. Một nhà nghiên cứu viết, ở thời điểm ấy, thay đổi là một quy luật. Người biết và sử dụng được quy luật thì thăng quyền tiến chức, như Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi; người biết, nhưng chỉ né tránh thì tồn tại như Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng; hay xa lánh như Nguyên Hồng. Người không biết, thì đành phải sa hầm sẩy hố… Kể ra thì, các bác ấy sống quá tử tế, làm thơ quá thơ, tính đa nghĩa trong thơ của các bác ấy thật dễ để mà suy diễn. Nếu, 50 năm trước, các bác ấy cứ theo Tố Hữu, viết huỵch toẹt: Má thét lớn tụi bay đồ chó/ Cướp nước tao, cắt cổ dân tao…; hay thật xạo: Yêu biết mấy nghe con tập nói/ Tiếng đầu lòng con gọi Stalin… rồi trơ trẽn khi nghe tin Stalin chết: Thương cha, thương mẹ, thương chồng/ Thương mình thương một, thương Ông thương mười, thì cuộc đời các bác ấy chắc chắn đã không phải thế.

Viết như thế không chỉ giúp Tố Hữu leo dần tới BCT, đã từng có lúc ông nhà thơ khẩu hiệu này lãnh đạo sự nghiệp phát triển kinh tế cho đất nước. Chúng ta không chỉ là nạn nhân của ông ở góc độ “giá lương tiền”. Suốt gần 30 năm, sách vở ngập tràn thơ Tổ Hữu. Bài thi nào cũng Tố Hữu. Giải bình thơ hay nào cũng Tố Hữu. Biết bao thế hệ đã tưởng đấy là thơ. Dân trí đã từng bị đặt trong cái “thênh thang 8 thước” đó. Nay thì Tố Hữu đã chết. Mới đây, gia đình ông đã bán nốt căn biệt thự ở phố Hồ Xuân Hương với giá tính bằng đô la cũng hơn 7 triệu.

Trong khi những người như Tố Hữu được ban những bổng lộc như vậy, những người như Trần Dần, Hữu Loan lại bị đọa đày. Bà Phạm Thị Nhu, vợ ông Hữu Loan, kể: “Chúng tôi nuôi 10 đứa con thật vô cùng vất vả. Ông nhà tôi đi thồ đá, tôi làm 2 sào ruộng, lại xay bột làm bánh bán ở chợ. Hôm nào bán ế là gánh về một gánh nặng, cả nhà ăn trừ bữa. Tôi cứ xào một xoong to toàn các thức rau, các con đi học về là nhào vào múc ăn thay cơm. Ba đứa trai lớn thì hàng ngày phải dậy từ 3 giờ sáng, kéo 3 chuyến xe cải tiến chở đá từ trên núi xuống hồ cách 2 cây số, bán cho các thuyền rồi mới ăn vội bát cơm độn để chạy bộ 7 cây số đi học“. Các con của Hữu Loan gần như không có ai vào được đại học vì lý lịch của một kẻ “Nhân Văn”. Một người con thi đủ điểm đi học nước ngoài cũng không được đi học. Ông đã bị biết bao người thân trách cứ. Nhưng, khi quyết định rời bỏ Hà Nội về quê, Hữu Loan đã nói với vợ: “Thôi thì bà với các con chịu khổ để cho tôi được sống lương thiện. Tôi mà chịu khó hót thì nhà lầu xe hơi sung sướng đấy, nhưng tôi không làm được”. Ông giải thích: “Làm nhà văn khó lắm. Viết vừa lòng nhà nước thì dân chửi, viết vừa lòng dân thì đi tù như chơi. Thôi tôi về đi cày”.

Đôi khi nghĩ, những người như Hữu Loan, Trần Dần dại thật. Nhưng, Những ngày ấy bao nhiêu thương xót, làm sao có thể bắt những người như các ông có thể quay lưng lại với nhân dân!






Sunday, October 4, 2009

400 Tu sĩ Bát Nhã và Bọn Không Có Lương Tri Nhân Loại


Tu viện Bát Nhã: Kinh sách, vật dụng, pháp khí ... bị thiêu đốt tại xóm Bếp Lửa Hồng
Hình chụp ngày 4 tháng 10 năm 2009.
Phải chăng đây là cảnh đốt sách của Tần Thủy Hoàng, Mao Trạch Đông ?
Trong lịch sử Việt Nam, cảnh nầy đã xảy ra chưa ?

Giải thích thế nào về những gì đang xảy ra tại Bát Nhã, Phước Huê ?





phuoc hue (3)
















Tượng bị phá
















Các Tu sĩ trên đường lánh nạn
từ chùa Bát Nhã sang chùa Phước Huệ
















Hình ảnh tu sĩ (xem ra tuổi rất trẻ) xuất gia tại Bát Nhã, năm 2005 ...
http://phusaonline.free.fr/PhatHoc/TinTuc/TDTS_6/BatNha-VuSua-2005.jpg


"Con muốn tu thôi mà"

Saturday, October 3, 2009

Những Chương Bị Kiểm Duyệt Trong Hồi Ký Của Nguyễn Hiến Le

Nhưng chương trong Hồi Ký Nguyễn Hiến Lê do Nhà Xuất Bản Văn Nghệ (tất nhiên là ở Việt Nam) năm 1993 bị chính quyền Việt Nam sau 1975 kiểm duyệt.



Click the image to open in full size.Click the image to open in full size.

CHƯƠNG XXI
Việt Nam Chia Hai

CHƯƠNG XXII
Chiến Tranh Việt Mỹ

CHƯƠNG XXXII
Xã Hội Miền nam Trong Thời Mỹ : Kinh Tế Miền Nam từ 1945-1975


CHƯƠNG XXX
Chế Độ Tập Thể ở Miền Nam

CHƯƠNG XXXI
Kết Quả Sau 5 Năm

CHƯƠNG XXXII
Ta Phải Biết Sống Theo Ta

Phụ Lục
Kinh Hoàng Trên Đảo Kokra
CHƯƠNG XXIV
Xã Hội Miền Nam Trong Thời Mĩ
Kinh tế miền Nam từ 1945 đến 1974


Trong chương XVI, tôí đã nói xã hội phương tây trong ba thế kỉ nay trải qua bốn giai đoạn phát triển kinh tế:

1. giai đoạn dự bi
2. giai đoạn phát triển mạnh
3- giai đoạn thành thục
4- giai đoạn đại chúng tiêu thụ mạnh mẽ tức giai đoạn của châu Âu và Nhật hiện nay, của Mĩ từ hai, ba chục năm trước.

Chương XIV chúng ta đã biết ở nước mình, giai đoạn dự bị bắt đầu vào khoảng 1925-30: vài nhà như Bạch Thái Bưởi, Trương văn Bền... đã ra kinh doanh, mở nhà máy, hãng buôn, hãng tàu, hãng xe vận tải, xây cất và xã hội của ta ở các thành thị đã có một bộ mặt mới trong khi ở thôn quê vẫn là nếp sống thời đại nông nghiệp. Sự phát triển đó mới được mươi năm thì đã phải ngưng lại vì thế chiến thứ nhì. Sau thế chiến tới chiến tranh Việt-Pháp, quân Pháp chiếm các thành thị, nhưng môt phần vì thiếu an ninh, một phần vì thiếu nguyên liệu, thiếu vốn, một phần nữa vì phải lo đối phó với quân cách mạng, nên tình trạng phát triển kinh tế không tiến được bao nhiêu: không dựng được nhà máy nào lớn, chỉ thêm được một số công ti xây cất và công ti thương mãi.

Năm 1953 Pháp thua, lần lần rút ra khỏi miền Bắc; Mĩ thay thế Pháp ở Nam để ngăn chặn làn sóng cộng sản, mới đầu chỉ giúp Ngô Đình Diệm cố vấn, võ khí, tiền bạc, rồi từ 1965 thấy tình hình nguy ngập, phải đổ quân lên miền Nam từ 100.000 lên tới nửa triệu, và trước sau Mĩ đã tốn khoảng 200 tỉ đô la mà vẫn không cứu nổi miền Nam.

Trong tám chín năm liền, đô la, thực phẩm, thuốc men, đồ dùng, vải, máy móc... đổ vào như suối. Họ cũng dựng cho ta được một số nhà máy tối tân như nhà máy dệt, nhà máy giấy... (hầu hết là những kĩ nghệ biến chế, chứ không sản xuất, chế tạo); tiến bộ nhất là khu vực xây cất: phi trường, xa lộ, cao ốc... và một người Ba lan trong Ủy hội kiểm soát quốc tế qua Sài gòn năm 1973 phải nhận rằng Sài gòn lớn hơn, có những dinh thự, cao ốc tối tân hơn kinh đô của họ.

Như vậy so với thời Pháp đã là tiến bộ nhiều, nhưng chúng ta cũng chỉ ở trong giai đoạn nhì của phương tây, nghĩa là chỉ mới bắt đầu phát triển mạnh - mạnh mà không đều, vì vẫn hoàn toàn thiếu kĩ nghệ nặng, thiếu nhà máy chế tạo xe hơi, máy bay, cả những máy tầm thường như máy thâu thanh, máy bơm, máy cày...

Trái lại, về phương diện khác, vì có trên nửa triệu quân nhân Mĩ vung tiền ra tiêu xài (các P.X. cơ quan cung cấp nhu yếu phẩm cho họ, bán rất nhiều đồ với một giá rất rẻ), nên chúng ta được thấy bộ mặt của xã hội hậu kĩ nghệ và một số người làm việc cho Mĩ cũng được hưởng thụ gần như người Mĩ.

Vậy là về phương diện sản xuất, xã hội Việt nam mới ở đầu giai đoạn 2, mà về phương diện hưởng thụ lại bước qua giai đoạn 4. Đó là một mâu thuẫn trong tình trạng xã hội của mình, một xã hội lạc hậu mà do chiến tranh, bị làn sóng văn minh vật chất tràn vào, gây nhiều biến chuyển tai hại, cuốn theo nhiều giá trị truyền thống.

Nhân số bộc phát - Nạn đói

Thời nay có một sự cách biệt ghê gớm giữa các nước đã đạt tới giai doạn hậu kĩ nghệ, lợi tức trung bình hằng năm của mỗi người dân là 5.000 đô la, với các nước kém phát triển, lạc hậu như nước ta mà lợi tức chỉ là 50 đô la.

Những nước sau chịu hậu quả tai hại của sự bộc phát nhân số, hậu quả đó là nạn đói.

Những tiến bộ về canh nông, kĩ nghệ, nhất là những tiến bộ về y khoa làm cho tử suất giảm mạnh trong khi sinh suất đứng nguyên, do đó nhân số tăng lên rất mau, hiện nay hai lần mau hơn năm 1930, sáu lần mau hơn năm 1650. Năm 1650, phải 200 năm nhân số trên địa cầu mới tăng lên gấp đôi; năm 1850 phải 80 năm, năm 1930 chỉ cần 45 năm, hiện nay chỉ trong khoảng 30-35 năm. Các nhà chuyên môn trong cơ quan kinh tế và xã hội của Liên hiệp quốc tính rằng tới năm 2.000 nghĩa là chỉ trong 20 năm nữa thôi, thế giới có từ 6 đến 7 tỉ người. Tôi đoán là từ 7 đến 8 tỉ, vì theo báo chí tây phương, hiện nay (1981) đã đến 6 tỉ rồi.

Ở Việt nam, khoảng 1930 cả nước có độ 20 triệu dân, riêng Nam bộ có độ 5 triệu. Ngày nay (1980), toàn quốc có 55 triệu dân (mặc dầu có hai chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, giết hại vài ba triệu mạng người, cả chiến sĩ lẫn thường dân). Trước thế chiến chúng ta xuất cảng được nhiều gạo vào hạng 2 hạng 3 ở Đông Á; hiện nay phải ăn độn ngô khoai, sắn, bo bo. Còn chất protéine trong thịt cá thì chúng ta thiếu tai hại, trung bình mỗi tháng mỗi người chỉ được 50 gam thịt. Người nào không đói thì cũng thiếu chất bổ, thiếu ăn, do đó dễ sinh bệnh, ốm yếu, không chống nổi với bệnh mà chết.

Nạn nhân mãn, nạn đói đó, tôi đã nhiểu lần nêu lên trên tạp chí Bách Khoa và trong cuốn Những vấn đề của thời đại từ 1973, 1974, nhưng rất ít người lưu tâm tới, cứ tin chắc rằng hết chiến tranh người ta sẽ khai phá những khu đất bỏ hoang và có thể nuôi được vài trăm triệu người (!), có gì mà lo. Người la không biết rằng không phải đất nào hiện nay còn bỏ hoang cũng có thể trồng trọt được dễ dàng. Sự thực, tất cả những đất nào có thể trồng trọt được trong hoàn cảnh kinh tế hiện tại đều đă trồng trọt hết rồi. Còn những đất chưa trồng trọt nay muốn khai phá thì tốn kém vô cùng. Không thể cứ chia lô: phát cho dân nghèo, giúp họ một số vốn nhỏ hoặc cho mỗi người mươi ki lô gạo mỗi tháng trong sáu tháng hay một năm rồi ít năm sau sẽ thấy cánh đồng mơn mởn tươi tốt. Phải có những nhà chuyên môn nghiên cứu xem đất hợp với loại cây nào, có thể đưa nước vào được không; phải đắp những đường nối với lộ chính, phải đào kinh để khai thông. phải trừ phèn, trừ muối, phải có thuốc trừ sâu, có cách trừ chuột, phảỉ có phân bón... Một nhà chuyên môn Âu tính sơ sơ, phải tốn cho thế giới mỗi héc-ta trung bình là 5.000 quan năm 1970 (hay 1965 ?), không biết bằng mấy chục ngàn bạc ngân hàng Việt nam năm 1980. Khi lôi dẫn con số đó ra. có người bảo với số tiền đó thì có thể trồng lúa được trên sườn núi Himalaya. Tôi không biết sườn núi Himalaya ra sao, nhưng tôi biết rằng muốn biến đổi khu rừng nước mặn Cà mau, cánh đồng nước phèn Tháp Mười thành ruộng lúa không phải là việc dễ; bắt tay vào việc ngay bây giờ, tới đầu thế kỉ XXI chưa chắc đã thành công, mà lúc đó thì dân số của ta tăng lên đến 80-90 triệu rồi, sự sản xuất của hai khu vực đó nuôi được bao nhiêu triệu dân, đủ bù vào số tăng dân số không?

Hạn chế sinh đẻ
Mất các giá trị cổ truyền


Đất đai không đủ nuôi người thì phải giảm miệng ăn đi nghĩa là phải hạn chế sinh đẻ. Ở các nước phát triển mạnh, mặc dầu dư ăn, nhưng vẫn thiếu chỗ ở, người dân đã biết tự hạn chế sinh đẻ: mỗi cặp vợ chồng trung bình chỉ có từ hai đến ba con; ở nước ta, rất nhiều gia đình có năm sáu con, có khi mười, mười hai con, trung bình là bốn con.

Hạn chế sinh đẻ thì phải dùng những phương pháp ngừa thai, sẽ làm xáo trộn phong tục, luân lí cổ truyền. Đức hiếu sẽ không còn hoặc sẽ phải thay đổi: không có con trai không còn là bất hiếu nữa, con gái được đặt ngang với con trai; không còn quan niệm: "Nhất nam viết hữu, thập nứ viết vô"; sự thờ phụng tổ tiên sẽ giảm đi nhiều, một ngày kia sẽ không còn; đức trinh tiết có thể sẽ thành một tật xấu, rồi đây người ta sẽ bắt chước Mĩ, trở lại chế độ kết hôn thử, đổi vợ đổi chồng thời sơ khai, như trong cuốn Couples của John Updike xuất bản ở Mĩ năm 1968, bán chạy như tôm tươi. Hầu hết giới trí thức trong một thị xã nhỏ nọ mặc nhiên đổi vợ đổi chồng với nhau. Một nhân vật còn bảo anh em, chị em ruột giao hoan với nhau thì không phải là loạn luân mà là tự nhiên như loài gà, loài chó, loài mèo. Họ viện lẽ phải tôn trọng tự do cá nhân, hạnh phúc cá nhân, mà tha hồ phóng đãng về nhục dục, nhưng họ không hiểu rằng nếu không điều độ, không tự chủ thì không thể có hạnh phúc đươc mà dân tộc nào quá phóng túng, thiếu tư cách thì sẽ suy vong rất mau. Tới mức đó thì không còn gia đình, tổ quốc nữa, chỉ còn cá nhân.

Xã hội miền Nam trong những năm 1964-74, tại thôn quê vẫn còn ổn định giữ được truyền thống cũ; nhưng tại những châu thành lớn hơn như Sài gòn, trong giới thanh niên. đã có những sự bất ổn, mất thăng bằng về tinh thần và như Fourastié - một kinh tế gia và xã hội học gia Pháp - nói: "bị đặt vào giữa một quá khứ "lạc hậư” và một vị lai không biết sẽ ra sao, mất những truyền thống luân lí, tôn giáo cũ mà chưa tìm được một triết lí nào thích hợp cho thời đại mới, (họ) chỉ biết sống cho qua ngày tùy theo những đòi hỏi đoản kì không liên lạc gì với nhau."

Họ không còn tin tưởng gì cả, không ham học, không ham làm việc, không ham thành công, nếu phải làm việc cho đủ sống thì họ làm tà tà; họ mất đức lo xa, cần kiệm của thời đại nông nghiệp, mất tinh thần ganh đua của thời đại kĩ nghệ, họ chỉ thích hưởng lạc lúc nào hay lúc đó; họ hít, hút, chích các thứ ma túy để thoát li thực tại; mà ma túy thì đầy đường, do các tướng tá dùng phi cơ chở từ nước ngoài vào bán cho lính Mĩ và cho họ. Họ thành Hippy.

Thị dân tăng lên quá mau.
Nền kinh tế trái luật kinh tế


Sự bộc phát nhân số còn hai hậu quả nữa:

- sự khan hiếm nguyên liệu: người ta lo rằng các mỏ dầu lửa, mỏ than, sắt, đồng, kẽm… sẽ cạn một ngày gần đây, nếu không cạn hẳn thì cũng ở rất sâu trong lòng trái đất khai thác rất tốn; ngay cả nước nữa cũng sẽ thiếu vì loài người tiêu thụ những nguyên liệu đó mỗi ngày một nhiều lên;

- sự nhiễm uế của hoàn giới: đất đai, sông ngòi, không khí… bị nhiễm uế do xe hơi và nhà máy trút ra; thêm nạn đổ rác thành đống hôi thối ở giữa thành thị hoặc ven thành thị; nạn dùng các chất trừ sâu bọ như chất DDT hiện nay chỉ mới cấm dùng ở Mĩ; nạn phóng xạ của các nhà máy nguyên tử lực...

Những hậu quả đó ở nước mình hiện nay chưa đáng lo vì kĩ nghệ chưa phát triển, cho nên tôi không xét ở đây mà chỉ xin nói về hai hiện tượng bất thường trong các thành phố miền Nam:

- dân phố trong các thành phố tăng lên quá mau, không kém Âu, Mĩ.

Trong thời đại nông nghiệp, 90% số người hoạt động trong nước chuyên về canh tác, mục súc để lo thỏa mãn nhu cầu cấp thiết nhất là ăn; nhu cầu đó các nhà kinh tế học gọi là nhu cầu sơ đẳng và những hoạt động canh tác, mục súc gọi là hoạt động sơ đẳng. Trong nước chỉ có khoảng 5% số người hoạt động để chế tạo các đồ dùng như quần áo, con dao, lưỡi cày, cái giường, cái chén và xây cất nhà cửa mà các nhà kinh tế học gọi là hoạt động nhị đẳng; sau cùng 5% nữa lo thỏa mãn nhu cầu tinh thần của mọi người, gọi là nhu cầu tam đẳng và những hoạt động của họ (trị dân, dạy hoc, buôn bán, phục vụ nghệ thuật…) gọi là hoạt động tam đẳng. Thời đó thành thị rất nhỏ, dân trong thành thị chỉ bằng 5-6% dân trong nước.

Qua thời đại kĩ nghệ, kĩ thuật tiến bộ, nhiều nơi sản xuất đủ thực phẩm rồi, nghề nông không còn lợi nữa, nông nhân hóa dư ở thôn quê, hoạt động của số dư đó chuyển qua nhị đẳng; đâu đâu cũng có những cuộc di cư ra thành thị kiếm ăn, số người trong các hoạt động sơ đẳng giảm đi, từ 90% xuống còn 40, 30, 20% tổng số người hoạt động, mà số công nhân trong hoạt động nhị đẳng tăng từ 5% lên tới 20, 30, 40% tổng số người hoạt động trong nước; đồng thời số người hoạt động tam đẳng cũng tăng lên theo. Thành thị đã hóa lớn, chiếm 30-40% dân trong nước.

Hiện nay ở các nước kĩ nghệ phát triển mạnh nhất như nước Mĩ, hoạt động sơ đẳng chỉ chiếm 5%, hoạt động nhị đẳng độ 20-30%, còn 60-70% là hoạt động tam đẳng; dân trong các thành phố chiếm trên 50% dân trong nước. Có những thành phố trên 10 triệu dân, còn những thành phố 1-2 triệu dân thì vô số.

Người ta tiên đoán rằng tới cuối thế kỉ, ở những nước đó, 75% số dân trong nước sẽ sống trong thành phố, hai thành phố ở gần nhau (nghĩa là cách nhau bốn năm chục cây số như Sài gòn, Long an chẳng hạn) sẽ nối liền với nhau, thành một thành phố khổng lồ. Và vấn đề giao thông trong các thành phố đó thành một vấn đề rất khó giải quyết cho chính quyền. Đã có một số người lo rằng rồi đây đất không đủ để xây cất, nên lập những kế hoạch, dựng những thành phố nhỏ trên mặt biển, trên không hoặc dưới đáy biển nữa.

Ở miền Nam nước ta, trong hai chiến tranh Việt-Pháp, Việt-Mĩ, các thành phố lớn như Sài gòn, Mĩ tho, Cần thơ cũng phát triển mạnh nhưng không phải vì Kĩ nghệ phát triển, vì số công nhân tăng lên mà vì nông dân chạy loạn, phải bỏ vườn ruộng, ra thành sống cho qua ngày, một số ít thành thợ thuyền, còn đa số sống về dịch vụ, về hoạt động tam đẳng.

Cuối thế chiến vừa rồi, dân số Sài gòn-Chợ lớn chỉ vào khoảng nửa triệu, (Hà nội chưa được 200.000 người); năm 1974 dân số lên tới hai hay ba triệu (kể cả Gia định). Cuối thế chiến, ngồi xe từ Sài gòn vào Chợ lớn còn thấy những khu đất trống dài cả cây số, ngay khúc từ Cầu bông (Đa kao) vô Bà chiểu cũng còn là đất trống; rồi khu Bàn cờ, khu Kỳ đồng tôi ở hiện nay, khu Chuồng ngựa... toàn là đất sình lầy cả, nay nhà cửa san sát, không còn một khoảnh có thể xây cất thêm được nữa. Trong hai chục năm (1954-74), cao ốc, cư xá mọc lên rất mau; đường xá ngang dọc chằng chịt, chỉ sáu tháng sau trở lại có khi không tìm ra được nhà cửa của bạn bè, bà con nữa.

Trong số non hai triệu dân từ các tỉnh đổ về Sàỉ gòn-Chợ lớn đó, già nửa là nông dân. Họ làm thuê, ở mướn, buôn bán lặt vặt, làm thủ công, lao công, tức các dịch vụ nhỏ. Không ai làm thống kê xem những năm 1970-74, trong số người hoạt động ở miền Nam, có mấy chục phần trăm là nông dân (sơ đẳng), là thợ thuyền (nhị đẳng) và còn bao nhiêu làm dịch vụ. Tôi đoán phỏng hoạt động nhị đẳng ít người nhất (nhiều lắm là 15-20%), hoạt động sơ đẳng may ra được 40%, còn lại 40-45% là hoạt động tam đẳng, nghĩa là những người không sản xuất được gì chiếm tới non nửa. Vậy là từ giai đoạn 1 của tây phương, giai đoạn dự bị, chúng ta vượt giai đoạn 2, mà nhảy qua giai đoạn 3, giai đoạn thành thục, không phải về phương diện sản xuất, mà về phương diện tỉ số lao động trong mỗi ngành. Như vậy trái với luật kinh tế. Nền kinh tế giả tạo đó không thể thịnh được, tồn tại lâu được. Nguyên do chỉ tại chiến tranh, nhất là tại người Mĩ đổ đô la vô miền Nam này nhiều quá. Ảnh hưởng tai hại đó còn kéo dài lâu, chưa thể lường được. Từ sau ngày 30-4, chính quyền đã không giải quyết nổi, mà tình trạng còn bi đát hơn nữa vì không kiếm được việc cho dân làm.

Sản xuất kém mà tiêu thụ mạnh

Đã không sản xuất mà dân thành thị lại tiêu thụ mạnh như Âu Mĩ. Vể phương diện tiêu thụ, chúng ta tiến vượt bực, bỏ hai giai đoạn 2, 3 mà nhảy vọt lên giai đoạn 4, giai đoạn hậu kĩ nghệ (cũng gọi là kỉ nguyên thừa thải: ère d'abondance).

Khi tôi còn đi học, tất cả gia đình tôi sống trong nền văn minh nông nghiệp.

“Trong thời dại nông nghiệp, con người chỉ lo sao cho khỏi đói trước đã, cho nên nhà cửa, quần áo, đồ dùng… phải tiết giảm đi, thứ nào cần thiết lắm mới sắm, mà sắm thì lựa thứ bền chắc nhất, không cần đẹp. Bền chắc là giá trị số 1.

“Nhà cửa chẳng hạn, các cụ nếu có tiền thì lựa toàn danh mộc, không bị mối, bị mọt. (...) Như ngôi nhà của cụ ngoại tôi tại Hả nội. tôi không biết cất năm nào dưới triều Tự Đức, tới anh em chúng tôi đã là bốn đời rồi, cột bằng gỗ vẫn còn tốt (...) (Hiện nay tôi đã có cháu nội mà ngôi nhà ấy vẫn còn vững, vậy là nó có thể dùng được trăm rưởi năm nữa.) (1)

"Quần áo các cụ may ít thôi nhưng cũng dùng toàn những vải thật bền: “ăn chắc mặc bền” (…) Chiếc áo bông của mẹ tôi, bận được suốt đời của người. Và có rất nhiều gia đình thôn quê vào hạng khá giả, giữ được chiếc áo the, chiếc quần hay váy sồi từ hồi cưới, chết thì liệm theo. Sồi hồi đó dày gần như hàng "săng tung" của Pháp.

“Còn bàn ghế trong nhà thì thứ nào cũng lão bốn năm chục tuổi là ít. Vì cái gì cũng phải cho bền. nên thợ làm rất kĩ. Ông bác tôi chỉ muốn đóng một chiếc bàn, bốn chiếc ghế, một cỗ thọ mà không mướn thợ trong miền, nhắn cho được một chú thợ cả già từ phủ khác tới rồi nuôi cơm trong nhà cả tháng. Dĩ nhiên gỗ phải lựa cả năm trước, rồi ngâm, phơi cho khỏi mọt và thật khô". (2)

Ngày nay ở các nước kĩ nghệ phát triển, người ta sản xuất được mọi thứ rất mau và rất nhiều, thành thử sản xuất là việc dễ, tìm cách tiêu thụ mới khó. Thợ ăn lương ít hơn một anh chàng rao hàng. Ngành quảng cáo được trọng vì nó giúp cho sự tiêu thụ bằng cách tạo thêm nhu cầu cho con người.

“Nhu cầu của tôi ngày nay chắc nhiều gấp mười nhu cầu của cha tôi trên nửa thế kỉ trước. Ông cha chúng ta chỉ cần cơm ba bát, áo ba manh, bây giờ chúng ta cần có cơm, có sinh tố, có sữa, kẹo; xà bông phải hai ba thứ, khăn có khăn mặt, khăn mùi xoa, khăn tắm, giày phải vài ba đôi, dép cũng vậy, (áo phải có cả chục bộ, có bà có cả trăm bộ); nhà phải có bếp ga, có tủ lạnh, có máy thu thanh, máy ti vi; tháng nào cũng phải mua dăm cuốn sách, chưa kể nhật báo, tuần báo, báo ta, báo Pháp, báo Mĩ..., toàn là những nhu cầu do khoa quảng cáo tạo ra cho ta hết (…)

“Nhu cầu lại tạo ra nhu cầu. Chẳng hạn có xe hơi thì không dùng hai cẳng nữa, bắp chân, bắp đùi tóp đi, thịt nhão nhẹt, lại phải tạo ra một đồ thể thao: nằm ngửa ra, hai chân đạp như xe đạp để luyện bắp thịt ở chân. Có xe hơi thì không lẽ chỉ lái tới sở và từ sở về nhà. Phải đi du lịch, thế là thêm biết bao nhiêu nhu cầu phụ thuộc vào việc du lịch (...) Nhiều xe quá, đường phố mắc nghẽn, lại phải mở đường cho rộng, đặt đèn xanh, đèn đỏ, xây những đường trên không và dưới hầm. Cứ mỗi nhu cầu chỉ tạo thêm hai nhu cầu khác thôi thì trong nửa thế kỉ, nhu cầu tăng theo cấp số nhân, gây ra biết bao việc cho nhân loại.

“Vậy mà sức sản xuất vẫn cao hơn sức tiêu thụ, người ta phải nghĩ cách tăng sức tiêu thụ lên nữa, để cho xưởng khỏi phải đóng cửa, thợ khỏi thất nghiệp (…) Người ta phải thay đổi lối sống, thay đổi quan niện về tiêu thụ. Xưa kia, bền bỉ là giá trị số 1; ngày nay nó bị coi rẻ. Nếu một chiếc đồng hồ dùng được cả đời người thì thợ đồng hồ thất nghiệp hết. Phải chế tạo nhiều kiểu, đành rồi (...) mà còn phải làm sao gây cho người ta ý nghĩ rằng đồng hồ chỉ dùng trong dăm ba năm thôi, dù nó vẫn chạy thì cũng phải liệng đi (nhất là đừng sửa nó khi nó mới hư một bộ phận, mà phải mua chiếc khác mới hơn).

"Giá trị số 1 ngày nay không còn là bền nữa mà là mới, mỗi ngày mỗi mới: nhật nhật tân. (Thời người ta mới chế tạo được thứ sợi nylon để dệt quần áo, thấy nó bền quá có thể dùng hoài, không bao giờ đứt, mòn được, người ta đâm hoảng, phải tìm cách nhúng vào át-xít hay gì đó để cho quần áo mau rách hơn). Tóm lại, xưa người ta sản xuất để tiêu thụ, ngày nay người ta tiêu thụ để cỏ thể sản xuất thêm. Xưa, tiết kiệm là một đức thì nay (thời văn minh tiêu thụ - ère de consommation) lãng phí mới là một đức, hơn nữa là một bổn phận đối với quốc gia, đồng bào.” (Phải lãng phí để thợ có việc làm, nhà buôn có đồ bán, mà đồng bào mới sống được, kinh tế quốc gia mới thịnh, mà kĩ thuât mới tiến bộ).

Đã từ lâu rồi, chúng ta thấy những li, chén đĩa, khăn lau miệng bằng giấy dùng một lần rồi liệng đi. Trước 1975 tôi đã thấy vài thiếu nữ dạo đường Lê Lợi với những bộ áo bằng giấy không biết của Mĩ hay nước nào chế tạo. Những cây viết bi chúng ta dùng bây giờ, hết mực rồi liệng đi. Đã có những cái bật lửa hết “ga” thì liệng đi. Ở Mĩ, từ cả chục năm trước người ta dùng những ống chích, kim chích một lần rồi liệng đi, khỏi phải nấu lại để khử trùng.

Có người đã gọi văn minh ngày nay là văn minh dùng cái gì một lần rồi cũng liệng đi. Có nơi người ta cất nhà chỉ để ở mươi năm rồi phá đi, cất lại cho mới hơn, hoàn thiện hơn.

Thói chỉ dùng một lần rồi liệng đi gây cho con người tâm trạng này: không muốn mua cái gì hơi đắt tiền, mà chỉ muốn thuê: thuê nhà, thuê xe, thuê đồ đạc, Tivi, tủ lạnh, quần áo, đồ trang sức v.v… Do đó thêm một kĩ nghệ mới, kĩ nghệ cho thuê (industrie de location).

Họ sản xuất nhiều, họ phải tiêu thụ mạnh, phải lãng phí. Còn ta, trong những năm 1964-74, chúng ta chẳng sản xuất được gì cả, mà sống với người Mĩ cũng lây thói lãng phí của họ. Tôi biết nhiều cô giáo, cô kí lương không bao nhiêu mà tháng nào cũng may một chiếc áo mới, tủ áo có vài chục cái áo, cả chục cái quần, giày dép bốn năm đôi. Còn các bà tướng, bà tá, bà nghị viên, bà bộ trưởng... thì nghe nói tủ áo có cả trăm bộ áo. Họ bận làm sao hết được? Chỉ là vì có thứ hàng mới nhập cảng thì không mặc thứ hàng cũ nữa, cũng như các ông hoàng Ba tư, Ả rập có kiểu xe Plymouth, Mercédès 1974 thì không lái kiểu xe 1973 nữa. Ngay phụ nữ trong giới lao động cũng sắm cả chục chiếc áo, toàn thứ tốt. Thời đó thợ kiếm ăn dễ dàng, tiền công cao hơn công chức hạng trung. Nhiều khi chúng ta không thể chống lại được thói lãng phí đó. Chính tôi năm 1955, mua một cái máy thâu thanh kiểu cũ, lớn như cái tủ; chỉ ba bốn năm sau phải mua thêm môt cái máy transistor vì nó tiện hơn nhiều, dời từ phòng này qua phòng khác, mang đi xa được, và có nó rồi thì cái cũ không dùng tới nữa, bán không ai mua, cũng phải liệng đi thôi. Máy ghi âm cũng vậy, cứ hàng năm lại có một kiểu mới hơn, tiện hơn, hoàn hảo hơn, hễ có tiền thì ai mà không muốn thay cái mới.

Cái hại là chúng ta sản xuất không bằng một phần 1000 của Mĩ mà xài như Mĩ, quen thói lãng phí của Mĩ. Honda chạy đầy dường, không ai chịu đi bộ nữa. Thanh niên, học sinh không kiếm được một đồng mà uống la ve, hút thuốc thơm. Các bà các cô thì mỗi tháng hay nửa tháng đi “gội đầu” (nghĩa là uốn tóc lại) một lần ở một tiệm uốn tóc. Các chị bếp cũng bôi dầu thơm Immortel; bà chủ thì dùng Chanel. Còn nhiều xa xỉ nữa mà tôi không nhớ hết, thú thực cũng không biết hết, vì tôi không ra khỏi nhà, không dự các cuộc hội họp, thật lạc hậu.

Sài gòn thời Mĩ có cái bộ mặt như một thành phố Âu Mĩ, khiến một nhân viên Ủy hội quốc tế Kiểm soát hòa bình phải khen là tân tiến hơn nhiều thành phố của họ.

Cũng may, chúng ta chỉ chịu ảnh hưởng đó của Mĩ trong mươi năm rồi Mĩ rút lui; bây giờ phải tập sống khắc khổ trở lại như ông cha bảy tám chục năm trước, hồi đầu thế kỉ. Và cái hại có khi thành cái may: nhờ nhà nào cũng dư rất nhiều quần áo nên hiện nay dân chúng Sài gòn, lục tỉnh nữa, chưa đến nỗi rách rưới lắm; và cũng nhờ có nhiều đồ đạc nên lúc này bán lần đi (người ta gọi là “bán món” - tức bán từng món một) để sống, cũng đỡ đói được ít năm. Thôi thì mượn câu này của Lưu Cơ đời Minh, tác giả bài Tư Mã Quí chủ luận bốc để tự an ủi vậy: "Tích nhật chi sở hữu, kim nhật vô chi, bất vi bất túc" (Trước kia có mà nay không, không phải là không đủ) để tự an ủi vậy.

Đời sống quay cuồng

Vì nhu cầu mỗi ngày một tăng, vì phải tranh đấu để sống - có khi chẳng phải để sống mà để hơn ông anh vợ hay ông hàng xóm, nên đời sống hóa bận rộn lạ lùng. Sau bảy năm xa cách, năm 1953 trở về Sài gòn, tôi thấy đời sống ở đây thay đổi quá và đã ghi cảm tưởng của tôi trong bài tựa cuốn Tổ chức gia đình:

"Các cụ hồi đầu thế kỉ, bây giờ có sống lại mà đứng ở đường Lê Lợi trong các giờ tan sở chắc phải hoảng lên và la:

- Có giặc cướp hay đám cháy nào thế này? Sao mà thiên hạ chạy tán loạn, mặt đăm đăm như vậy?

Chỉ đứng độ năm phút. nhìn lớp sóng người qua lại, nghe tiếng chuông tiếng còi, các cụ cũng đủ choáng váng và hồi hộp. Nếu các cụ lại sống chung với chúng ta một buổi sáng thôi, thấy chúng ta mới 6 giờ đã dậy tập thể dục, rửa mặt, tắm gội, húp vội một li sữa ròi bổ nhào ra ngoài phố, tới đầu đường liệng một đồng bạc, giựt một tờ báo, leo lên xe buýt; tới 12 giờ rưỡi mới về, vẻ mặt bơ phờ, nuốt mấy miếng cơm rồi lăn ra ngủ, nếu các cụ thấy vậy thì chắc các cụ mau mau từ biệt chúng ta để vào rừng ở dù chúng ta có đem hết những tiện nghi, xảo diệu của khoa học để dụ dỗ các cụ ở lại, cũng luống công vô ích."

Cuộc sống đó cứ mỗi ngày một thêm ồ ạt, hấp tấp, tới năm 1974 thì đã gần bằng những thị trấn lớn ở Âu châu. Không biết tới cuối thế kỉ này ở những kinh đô như Paris, Tokyo, New York, London, Berlin… sẽ ra sao, chứ bây giờ tôi thương hại cho lũ con cháu tôi ở Âu Mĩ quá. Chúng bận rộn vội vã từ sáng sớm, sáu báy giờ tối mới về nhà, không có thì giờ săn sóc con cái, chuyện trò với người thân nữa. Bạn chúng có người 6 giờ sáng phải lên xe lửa để 8 giờ tới sở, chiều 4 giờ lại ngồi xe lửa hai giờ nữa để về nhà. Mỗi ngày mất bốn giờ ngủ gục trên xe.

Người Âu Mĩ nghỉ mỗi tuần hai ngày thứ bảy và chủ nhật, nhưng hai ngày đó họ cũng không ở nhà mà lái xe hơi đưa nhau đi chơi ở vùng ngoại ô thành phố vì họ ngán không khí thành phố quá. Họ hấp tấp đi, hấp tấp về, rốt cuộc hai ngày nghỉ cũng như hai ngày làm việc.

Tôi mới đọc cuốn Travailler deus heures par jour - Adret - Editions du Seuil 1977, thấy tình cảnh một số thợ thuyền ở Paris, mới đáng thương: để có đồng lương đủ sống, họ phải làm việc 48 giờ một tuần, mỗi ngày 8 giờ, cứ mỗi tháng thay phiên nhau kíp làm buổi sáng, kíp làm buổi chiều, kíp làm ban đêm, sức kiệt đi, thần kinh căng thẳng, không còn sức, thì giờ để vợ chồng ái ân với nhau nữa.

Nghỉ hè một tháng, người ta lại “vù” đi du lịch, lên núi, xuống biển, ngày cuối cùng mới về nhà. Nhà đối với họ không còn là cái "foyer", cái "sweet home", cái tổ ấm nữa, mặc dầu nó rất giống cái chuồng bồ câu như Lâm Ngữ Đường đã nói. Tôi không hiểu họ đọc cuốn The Importance of living của Lâm, có thèm đời sống của phương Đông thời chưa nhiễm văn minh của họ không. Tôi chắc có, nên cuốn đó mới được đứng vào hạng "best seller" (bán chạy nhất) ở Mĩ.

Nhà đối với ho chỉ là chỗ để tối về ngủ, mà mỗi tuần có kẻ chỉ về ngủ ba bốn đêm, còn thì họ mắc đi tỉnh này tỉnh nọ, nước này nước khác; họ dời chỗ hoài, có người gọi họ là bọn "nouveaux nomades", bọn nay đây mai đó của thời đại mới.

Ở Mĩ cứ mỗi ngày xây đắp thêm 300 cây số đường sá. Có kẻ đi từ tỉnh này qua tỉnh khác để chữa răng, để may quần áo. Ở Thụy điển mỗi năm có 1.200.000 du khách ngoại quốc. Và một em gái ở Mĩ khóc: Con đã chín tuổi rồi mà chưa được thấy châu Âu. Họ mắc một thứ bệnh nặng: bệnh xê dịch
Cảm giác bất an
Thời đại kĩ nghệ điện tử


Thay đổi đồ dùng, thay đổi chỗ ở, thay đổi nghề nghiệp, thay đổi vợ chồng… cái gì cũng phù du, tạm thời, do đó mà con người có cảm giác bấp bênh, bất an.

Ở nước ta chưa đến nỗi như vậy, nhưng vì tình hình thế giới cứ căng lại giãn, lạnh lại nóng từ sau thế chiến đến nay, cứ phập phồng vì thế chiến thứ ba, vì họa nguyên tử; nhất là vì tình hình trong nước, chiến tranh liên tiếp ba chục năm, trải biết bao "triều đại", thấy bao cảnh tang thương, cảnh sụp đổ, cảnh lên voi xuống chó, phá giá đồng bạc… cho nên cũng sinh ra ưu tư. Thuốc an thần bán đã gần chạy như châu Âu, và người ta đã bắt đầu thấy thiếu nhiều y sĩ chuyên trị thần kinh.

Làm sao không có cảm giác bất an cho được? Kiến thức của loài người trong 25 năm tăng lên gấp 4 lần. Những điều tôi học hồi xưa nay hóa ra lạc hậu hết, nhất là môn toán. Con tôi phải học thuộc lòng bảng cửu chương như tôi, nhưng con nó sẽ khỏi phải học như nó vì có cái máy tính điện tử nhỏ bằng bàn tay giá chỉ độ 100 quan làm thay bốn phép và thêm một vài phép nữa cho chúng. Các trường đại học Âu Mĩ mỗi năm mỗi mở thêm nhiều môn học, sinh viên muốn lựa môn nào tùy ý. Nghe nói người ta có thể sẽ bỏ những kì thi đại học nữa. Cũng chẳng cần tới giảng đường: cứ ở nhà tự học bằng ti vi, bằng máy điện tử, tùy theo chương trình, nhịp tiến của mình.

Đồ gì cũng chỉ dùng trong ít năm rồi liệng bỏ. Sách cũng vậy. Một tác giả nổi tiếng được dăm năm là nhiều, một lác phẩm bán được ba bốn năm là khá lắm rồi.

Hiện nay ở nước ta, gia đình còn là nơi vững bền, ổn cố nhất trong xã hội; ở thôn quê, vợ chồng, cha mẹ, con cái còn thắm thiết gần như xưa, nhưng rồi đây với trào lưu hôn nhân tự do, hôn nhân thử, trào lưu dùng thuốc và dụng cụ ngừa thai, trào lưu thoát li gia đình, cả ở Âu lẫn Á, ở các nước tư bản lẫn các nước xã hội chủ nghĩa, thì gia đình sẽ ra sao?

Ở phương Tây, còn thêm một nguyên nhân lo lắng, bất an nữa: đời tư của cá nhân bị kiểm soát chặt chẽ.

Mới trên ba chục năm trước (1947), Wiener viết một cuốn sách (nhan đề là Cybernétics) về kĩ thuật các hệ thống tự điều khiển, rồi mươi năm sau các máy tính điện tử bắt đầu được phổ biến ở Mĩ, ngày nay các máy điện tử (ordinateur) lan tràn khắp châu Âu và vài xứ châu Á, mở màn cho một cuộc cách mạng nữa, cho một thời đại, thời đại kĩ nghệ điện tử (technétronique).

Chỉ trong vài chục năm nay các máy điện tử phát triển, tiến bộ ghê gớm: trước kia phải dùng một hệ thống máy chật mấy căn nhà thì nay chỉ cần dùng một cái máy nhỏ xíu mỗi chiều vài li (?); trong mười năm, giá máy giảm đi ngàn lần.

Người ta phải tạo một môn học - môn informatique - để dạy cách sử dụng các máy đó và môn này cũng phát triển song song với máy; hiện nay đã có một tự điển gồm một vạn thuật ngữ. Tôi không hiểu môn đó, nhưng đọc báo chí, tôi đoán công dụng của máy như sau: ta biết được một điều gì đó, chẳng hạn ta gởi vào ngân hàng bao nhiêu tiền, hôm nào rút ra bao nhiêu, hôm nào bỏ thêm vô bao nhiêu v.v..., máy ghi hết cho ta; nửa năm hay một năm sau, ta muốn biết còn bao nhiêu tiền thì chỉ bấm một cái nút, máy cho ta biết liền; hoặc ta muốn rút ra một số lớn hơn số ta còn trong trương mục thì máy tự động báo cho ta biết rằng ta không còn đủ tiền. Máy nhớ giùm cho ta, tính toán giùm ta, lại có thể cho ta biết nên làm ra sao nữa. Đó là thí dụ đơn giản nhất. Máy có thể làm những việc phức tạp, khó khăn gấp ngàn, gấp triệu lần như thế.

Hiện nay hết thảy các nước tiến bộ ở Mĩ, Âu, cả Nhật nữa đều dùng máy điện tử trong việc hành chánh và trong kĩ nghệ, thương mãi. Sinh viên đại học cũng dùng rồi. Ở nước ta năm 1979 đã thấy bán lậu những máy tính nhỏ, những đồng hồ điện tử.

Ở Pháp năm 1978, nhà Julliard xuất bản cuốn L’informatisation de la société. Cuốn đó là bản báo cáo của hai nhân viên quan trọng trong bộ tài chánh gởi lên tổng thống Valéry Giscard d'Estaing về ảnh hưởng của máy điện tử tới xã hội.

Đại khái thì về:

- hành chánh sẽ có sự phân tán trách nhiệm, các cơ quan thấp sẽ đươc một phần tự trị, nhiều cơ quan phải rút bớt nhân viên như sở Bưu chính (tư nhân có thể tự in lấy báo), sở Công an, sở Thuế…; dân chúng sẽ đòi được cùng với nhà cầm quyền lập các kế hoạch cho quốc gia;

- kĩ nghệ, sản xuất sẽ tăng mạnh. nhưng nhân viên văn phòng không tăng;

- thương mãi cũng vậy, phát triển hơn, nhưng nhân viên giảm đi. nhất là tại các ngân hàng;

- kinh tế: sẽ có nhiều người thất nghiệp, để giảm số người đó, sẽ phảí rút bớt giờ làm việc đi.

Dịch vụ (hoạt động tam đẳng) sẽ tăng lên: nhiều thì giờ rảnh, người ta sẽ đọc sách, chơi nhạc, bơi lội, du lịch…; kĩ nghệ chuyên chở sẽ phát triển...

- giáo dục: sinh viên có máy điện tử nhỏ, riêng, có thể tự học, nhanh hay chậm tùy sức mỗi người, họ không cần nhớ nhiều nữa mà cần có óc tưởng tượng, có sáng kiến, khéo dùng những điều máy điện tử chỉ cho họ.

Tóm lại là máy điện tử sẽ tạo một lối phát triển mới, một xã hội mới. Phát minh đó quan trọng hơn tất cả các phát minh từ trước tới nay, kể cả phát minh chữ viết thời thượng cổ. Về mặt lợi ích thì rất nhiều, nhưng hại thì cũng có thể rất lớn: chính phủ nào cũng có thể kiểm soát từng hành vi của mỗi người dân, chẳng hạn ông lớn nào đã chuyển bao nhiêu tiền hôm nào qua ngân hàng nào ở ngoại quốc, đã nói với "đào" những gì, đêm nào, tại đâu… hết thảy đều được máy ghi lại, phân loại rồi khi nào cần dùng thì chỉ bấm một nút là máy “trình” ngay cho chính phủ. Tới lúc đó thì không còn chút tự do cá nhân nào nữa như Aldous Huxley và G. Orvell đã tiên đoán trong hai cuốn Le meilleur des mondes 1984.

Tác giả (tôi quên tên) cuốn Une société sans défense (một xã hội mà cá nhân không có cách tự vệ) bảo muốn ghi lí lịch của trên 200 triệu dân Mĩ (lí lịch mỗi người khoảng 12 trang) thì chỉ cần 1.400 mét băng từ khí (bande magnétique); và hiện nay ở Mĩ đã có 70 triệu người (tức 1 trên 3 người) lí lịch bị thâu băng rồi.

Một ngày kia con người ở khắp nơi, từ lúc sinh tới lúc tử sẽ bị dò xét, ghi các tội lỗi, tật xấu, các hành dộng, cả tư tưởng nữa... và bị băng từ khí của máy điện tử cột tay cột chân, bịt miệng, y như xác ướp trong các kim tự tháp Ai cập.

Chúng ta hiện nay chưa phải lo như dân chúng Mĩ, nhưng đã thấy rằng khoa học càng tiến bộ thì chính quyền càng có nhiều phương tiện kiểm soát, đàn áp cá nhân, và cá nhân càng biến thành con số không trước quyền lực vô biên của bộ máy cai trị.

Tóm lại quân đội Mĩ qua nước ta chỉ trong khoảng mươi năm, mới cho ta thấy tận mắt vái nét về văn minh tiêu thụ, văn minh hậu kĩ nghệ của họ mà ta đã có cảm giác bất an về mọi phương diện:

- bất an vì nhân số tăng mau mà thực phẩm sẽ thiếu,
- bất an vì các giá trị cổ truyền sẽ sụp đổ, con người không biết bám víu vào đâu,
- bất an vì các thị hiếu, các đồ dùng thay đổi hoài,
- bất an vì kinh tế bấp bênh,
- bất an vì đời sống quay cuồng. lúc nào cũng bận rộn, trí óc không được thảnh thơi,
- bất an vì các tự do cá nhân mỗi ngày một mất thêm, đời ta mỗi ngày bị kiểm soát chặt chẽ hơn.

Làm sao chống được với làn sóng bất ổn, bất an, quay cuồng của thời đại đó để khỏi bị nó nhận chìm?

Trong bài Chúng la phải làm gì? (Bách khoa số 424 ngày 1-3-75) tôi đã đưa đề nghị: phải thay đổi nhân sinh quan, xét lại quan niệm về hạnh phúc, định lại giá trị và mục đích. Phải sống bình dị, trở về thiên nhiên, không tính hạnh phúc theo lợi tức như người Mĩ, vì hạnh phúc không thể mua được, đánh giá bằng tiền được. Phải trở về với một số giá trị cổ truyền, giữ một số tục lệ, lễ nghi để chặn bớt sự thay đổi quá mau của thời đại, nhất là giữ tình gia đình, tình họ hàng, tình bạn bè, nói chung là tình cảm con người.

Alvin Toffler trong cuốn Le choc du futur (Mediations - 1973) còn khuyên: không theo thời thượng, mà trọng những đồ cũ; không mua những đồ nào chỉ dùng một lần rồi liệng đi; không dự những tổ chức, những cuộc hội họp vô ích; và nếu ở sở phải thường thay đổi công việc thì ở nhà cứ rán giữ những công việc hằng ngày, giữ một thời khắc biểu không thay đổi.

Sống như vậy có thể sẻ bị nhiều người cho là cổ hủ, lạc hậu, nhưng chúng ta không nên sợ dư luận. mà phải có bản lãnh sống theo ý mình và như Tofller nói, "xã hội nào cũng sẽ cần những nhóm người biết đứng riêng ở ngoài sự đổi mới."

Phong hóa suy đồi

Cuối chương XIV tôi đã nói trong thập niên 30, tuy có phong trào vui vẻ trẻ trung, nhưng chỉ một số ít thanh niên vì đua đòi, theo "mốt" mà chơi bời, bê tha, chứ xã hội và gia đình vẫn giữ được truyền thống của phương Đông.

Trong thế chiến II, một phần vì kinh tế suy, đời sống khó khăn, một phần nữa vì tình hình thế giới, khiến ai cũng thắc mắc về tương lai của dân tộc, của bản thân, nên phong trào đó tự nhiên xuống lần, thanh niên hóa đứng đắn hơn.

Thế chiến vừa chấm dứt, tiếp ngay là cuộc kháng Pháp, tinh thần toàn dân lên cao, ai cũng mong giành lại độc lập và tự do trước hết. Người ở thành thị thì bỏ nhà cửa, tài sản ra bưng sống như nông dân, cực khổ mà vui vẻ. Ngay một số phụ nữ quen đài các cũng hóa ra đảm đang, buôn thúng bán mẹt để mưu sinh trong khi chồng con theo kháng chiến. Sau vài ba năm, vì lí do này hay lí do khác, một số phải trở về thành, nhưng sống giản dị, cần kiệm, một phần vì lo xây dựng lại, một phần vì phải giúp đỡ bà con ở vùng tự do. Vả lại, đồng bào còn phải đổ máu mà mình sống cuộc đời sa hoa thì lương tâm không yên. Nhiều người bỏ sở. kiếm sạp bán báo, bán vải, hoặc bán phở, bán bún. Vì tất cả những lẽ trên, tôi cho rằng thời kháng Pháp là thời dân tộc mình có đạo đức nhất. Khi quốc gia lâm nguy, chúng ta càng tỏ ra xứng đáng với tổ tiên.

Sau khi non sông chia hai, trong mươi năm đầu (1954-64), riêng ở miền Nam, xã hội không thay đổi bao nhiêu, vì aỉ cũng lo kiến thiết lại. Chỉ từ khi trên nửa triệu quân Mĩ đổ vào miền Nam, xã hôi mới xáo động mạnh. Đầu chương XXII, tôi đã kể qua cái họa bọn lính Mĩ gây ra chỉ vì chúng vung tiền ra nhiều quá, khiến cho dân mình xa đọa, y như ở Trung hoa trong những năm 1945-49.

Mĩ mướn thư kí trả lương gấp 3, gấp 5 chính phủ mình, thuê nhà cũng vậy; mướn người ở gái, trả công gấp 10 chủ Việt, nếu chịu bán thân cho chúng, được chúng “bao" thì không có giá nào cả, có thể một sớm một chiều, từ một gái quê thành bà nọ, bà kia. Một bọn người ham tiền, bán linh hồn cho quỉ: có những ông phán dời bàn thờ tổ tiên xuống một căn nhà sau, bên cạnh bếp, để nhà trên cho Mĩ mướn; có những thiếu phụ, thiếu nữ bỏ chồng, bỏ cha mẹ để theo Mĩ trắng, Mĩ đen mà được ăn sung mặc sướng; đàn ông thì bỏ sở, xin làm cho Mĩ, rồi theo gái bán "bar", lợi dụng gái dể buôn lậu… Tiền kiếm dễ dàng quá, người ta tha hồ huy hoắc trong những "snack bar" (quán ăn cho Mĩ), những "bia ôm" (quán bán bia mà cô bán hàng để cho khách ôm dưới ánh đèn mờ mờ), những nhà "tắm hơi", những quán cà phê có nhạc giật gân, phía trong chiếu "film con heo". Chỗ nào có lính Mĩ đóng thì chỉ vài ba ngày, những ổ trụy lạc đó mợc lên rồi, làm ăn rất thịnh vượng. Do dó mà sinh ra đủ các tệ đoan: nghiện xì ke, ma túy, ăn cắp, hổi lộ, đĩ điếm; gia đình tan rã, em tố cáo chị theo Viêt cộng, vợ phản chồng, giết chồng…

Bê bối nhất là bọn quân nhân; tướng tá mua quan bán chức, một ghế tỉnh trưởng, quận trưởng giá bao nhiêu đó, mua được rồi thì đua nhau ăn hối lộ, làm sao cho trong một năm hay sáu tháng "gỡ gạc" lại đủ vốn; tất nhiên, như mọi thời, có kẻ bắt vợ làm điếm cho Mĩ để được thăng chức. Họ buôn lậu vàng, ma túy; họ xin hoặc chiếm đất lập đồn điền, cất nhà. Ở Long xuyên họ lấp một cái hồ trong một khu yên tĩnh nhất để chia nhau cất biệt thự (cuối 1976 đã bị tịch thu). Họ thành một giai cấp bạo phát, hống hách.

- Trong thời Ngô Đình Diệm, như tôi đã nói, Công giáo phát triển rất mau; từ khi Diệm bị giết. Phật giáo phát triển còn mạnh hơn nhiều: chùa mọc lên như nấm (ngay trước nhà tôi, trong hẻm Kì đồng, người ta dựng xong một ngôi chùa cây trong một đêm), cả những người không bao giờ bước chân tới chùa cũng tự xưng là Phật tử, các Thầy được kính như Phật sống; dĩ nhiên hạng chân tu rất hiếm. Vị trụ trì một ngôi chùa nọ bảo tôi: "Có ở trong mền, mới thấy mền có rận. Không một nhà sư nào dưới sáu mươi tuổi mà không phạm giới; trong ngũ giới - sát sinh, trộm cắp, tà dâm. vọng ngôn, uống rượu - họ chỉ tránh được giới cuối cùng. Tôn giáo nào cũng vậy, nhất là Phật giáo rất tự do, không có qui chế chặt chẽ, hễ phát mạnh quá thì chỉ có lợi cho giáo đường mà giáo lí phải suy, vì người ta phải theo những luật của các tổ chức kinh doanh, phải làm vừa lòng một số tín đồ, lập các đàn chay, hội hè, phải cúng sao, giải hạn… càng ngày càng xa đạo lí nguyên thủy. Một số thượng tọa thời đó được chính quyền kính nể, vì có công lật đổ chế dộ nhà Ngô, nên họ muốn gì được nấy; ai theo họ thì được họ ủng hộ để giành quyền hành. Trong dân gian đã có câu: "Nhất đĩ, nhì Thầy, tam tướng, tứ ?... (tôi quên). Câu đó tóm được tình trạng xã hội sau năm 1963.

Trường học công còn giữ được chút kỉ luật, nhưng càng về sau trường thi càng mất trật tư, thí sinh ngang nhiên đánh phép, có thí sinh quân nhân vô phòng rồi, đặt súng sáu trên bàn để dọa giám thị, rồi mở sách ra chép bài, thậm chí một số giám thị không dám gác phòng thi nữa, và một giáo sư giám khảo bị thí sinh giết ở giữa thị xã Nha trang vì nghiêm khắc với chúng. Do đó học sinh cũng không chịu học, chỉ luyện cách lén đem tài liệu vào phòng thi để "quay phim".

Trường tư thì khỏi phải nói: không còn được là nơi bán chữ nữa mà chỉ là nơi bán chứng chỉ, học bạ. Học sinh làm chúa trong lớp, giáo sư cứ giảng mà chúng cứ nói chuyện, đùa nghịch với nhau.

- Thời càng loạn thì những môn bói, lí số càng được nhiều người tin. Chiến tranh liên miên mấy chục năm, xã hội lại bất công, có khả năng, có gắng sức cũng vô ích, vậy thì biết tin ở gì bây giờ? Các "mét" coi chữ kí, chỉ tay, các cô bói bài tây, các thầy bói, gần như không khu nào không có. Báo chí đua nhau đăng mục Tử vi hằng ngày (!); các sách tử vi, tử bình, bói xuất hiện nhan nhản, bán chạy hơn cả sách báo khiêu dâm. Sự mê tín cơ hồ như bất tử. Xã hội còn bất công, còn những kẻ nghèo khổ, bị áp bức thì không sao dẹp mê tín được. Họ phải mê tín để có chút hi vọng. Từ 1945 đến nay, tôi thấy cái lí trí của loài người, kể cả hạng người gọi là trí thức, yếu ớt một cách thảm hại, luôn luôn bị tình cảm chi phối.

Biết bao nhiêu người vì lẽ này hay lẽ khác không chịu chấp nhận thực tế, đêm ngày chỉ mơ tưởng một cuộc thay đổi để trở lại đời sống cũ, xã hội cũ. Họ thco dõi kĩ thời cuộc, đi đây đi đó để ngóng tin tức, đọc báo, bắt các đài thông tin ngoại quốc, chỉ rình những tin hợp với ước vọng của họ, gạt bỏ những tin khác, có khi lại giải thích tin tức một cách rất vô lí, theo ước vọng của họ, bất chấp sự thực, bất chấp lô-gíc. Chẳng hạn được tin Việt nam sẽ "xuất khẩu” 15.000 công nhân qua Đông Âu, họ hoan hỉ, bảo: "Đúng rồi. Chính thể này sắp sụp đổ rồi. Chúng lo di tản trước, những đảng viên trung kiên, "gạo cội" nhất, rồi tới phút chót, chúng sẽ chuồn cho dễ; chứ đâu phải là xuất khẩu công nhân; tụi Đông Âu đâu có cần công nhân của một nước lạc hậu như mình."

Hai câu sấm: "Mã đầu dương cước anh hùng tận, Thân dậu niên giai kiến thái bình" của Trạng Trình, những năm 1956-57 (Bính thân, Đinh dậu), đi đâu cũng nghe thấy người ta nhắc tới; hai năm Thân, Dậu sau (1968, 1969) người ta lại lôi ra để hi vọng chiến tranh sắp chấm dứt, sắp thái bình; rồỉ năm ngoái (1980) tôi lại được nhiều người bảo năm Canh thân này hai câu ấy mới ứng, "vì trong sấm giảng của Thầy Tư Hòa hảo cũng bảo "năm năm sáu tháng cơ hàn" mà từ ngày 30 tháng tư năm 1975 tới tháng 10 d.l. này, đúng 5 năm 6 tháng, sẽ hết cơ hàn, hết nạn cộng sản". Tôi bảo câu của Thầy Tư phải sửa là "năm năm tháng tháng cơ hàn" thì mới đúng, họ làm thinh.

1980 đã qua, 1981 cũng sắp qua, tôi không biết họ có tìm được câu sấm nào khác không, nhưng tôi chắc chắn 10-11 năm nữa tôi lại sẽ được nghe hai câu sấm Trạng Trình nữa, nếu tôi còn sống.

Không kiếm được câu sấm Việt nào, họ tìm cả sấm của Nostradamus của Pháp; nếu cũng không có nữa thì họ lục những bài giáng bút - nhiều vô số - trong các buổi cầu cơ của khắp các đàn xa gần, để có một chút hi vọng trong một thời gian.

Họ là những người ghét thực tế, rồi đâm ra trốn thực tế, sợ sự thực, luôn luôn sống trong mộng, tưởng tượng ra một bọt bèo để bám vào, mong khỏi chết đuối; bọt bèo đó tan hay chìm, họ lại tưởng tượng bọt bèo khác, cứ như vậy luôn ba chục năm, từ 1945 đến nay. Họ là những người đáng thương nhất trong thời đại này.

Lính Mĩ chỉ đóng ở những thành phố lớn như Sài gòn, Tourane, Cần thơ, Huế, Đà lạt, và những nơi quan trọng về quân sự như Biên hòa, Vũng tàu, Cam ranh.... nên chỉ ở những nơi đó xã hội mới sa đọa nhiều. Còn ở những tỉnh nhỏ như Long xuyên, Rạch giá, Sa đéc, nhất là ở thôn quê, trong những gia đình tiểu tư sản (thầy kí, thầy giáo, tiểu thương) và nông dân, thì truyền thống vẫn giữ được

Mà chúng cũng chỉ đóng ở miền Nam có mươi năm, sau ngày 30-4, trong nửa năm đầu, nạn trụy lạc gần như mất hẳn. Nhưng chỉ cuối năm 1975, sau khi đổi tiền lần đầu, người Nam thấy một số khá đông cán bộ ở Bắc vô, ở bưng về cũng thối tha, hối lộ, ăn cắp, đĩ diếm, thèm khát mọi khoái lạc, nên đã bắt đầu coi thường họ; và chỉ hai ba năm sau, họ cũng sa đọa gần như thanh niên Sài gòn, chỉ thiếu cái tật "phi xì ke", và chính quyền phải vội vàng chặn lại. Nghe nói thanh niên Hà nội cũng bị lây nữa, nhưng nhẹ hơn.

Đó là lỗi của xã hội. Một xã hội muốn cho lành mạnh, có đạo đức thì phải ổn định, mà muốn ổn định thì phải công bằng, ai cũng có công ăn việc làm, đủ ăn đủ mặc. không có kẻ giàu quá, kiếm tiền dễ quá, cũng không có kẻ nghèo quá, làm tối tăm mặt mũi mà vẫn xác xơ, phải ăn độn quanh năm với rau muống, mỗi năm không được một bộ quần áo.

Xã hội Việt nam từ 1945 trở về trước tương đối ổn định vì sự cách biệt giữa người giàu quá và kẻ nghèo quá không đến nỗi lộ liễu, chướng mắt. Từ 1965, ở miền Nam, quân đôi Mĩ ồ ạt vào, làm mất sự ổn định: nhiều kẻ dựa vào Mĩ kiếm tiền rất dễ, làm giàu rất mau, huy hoắc không thể tưởng tượng được, mà họ thường thiếu tư cách, cho nên phong hóa phải suy đồi. Hiện nay (1981), ở Nam cũng có một số cán bộ và con buôn, nhờ hổi lộ, buôn lậu mà làm giàu, trong khi đa số người lương thiện có học chịu cảnh thất nghiệp, bữa cơm bữa cháo, xã hội do đó không ổn định, lành mạnh được. Nhà cầm quyền chắc hiểu điều đó mà chưa tìm được biện pháp nào hữu hiệu. Nhưng quốc gia ổn định nhất, dân có đạo đức nhất là những nước tài sản của dân gần quân bình, ai cũng đủ ăn hay dư một chút. như Finlande, Suède, Norvège… Nhà cũng vậy: giới tiểu tư sản thường có đạo đức nhất vì họ không giàu quá mà cũng không nghèo. Nghèo quá thì sinh ăn trộm, gian tham, thiếu tư cách, mà giàu quá thì hóa trụy lạc. Bàí học đó chúng ta nên nhớ.


Chú thích
[1] Đoạn này trích trong Mười câu chuyện văn chương, bài kỉ nguyên tiêu thụ và nghể viết văn. Chỗ nào sửa lại, tôi đặt trong dấu ngoặc đơn.

[2] Coi chú thích trên.


Chương XXII (Hoi Ky NHL)

Chương XXII
Chiến Tranh Việt Mĩ (1965-1975)

Về giai đoạn này tôi hoàn toàn thiếu tài liệu. Các học giả Âu Mĩ chưa viết về chiến tranh Việt-Mĩ từ 1965 (1) đến 1974; dù có viết rồi thì ở Việt nam chúng tôi cũng không sao có mà đọc được. Còn tài liệu của mình (báo hằng ngày, vài cuốn sử biên niên của Đoàn Thêm (Nam Chi tùng thư) thì sau hai lần chính quyền Cách mạng ra lệnh hủy bỏ sách vở, lần trước vào khoảng cuối 1975 hay đầu 1976; lần sau vào đầu 1978, rất ít gia đình dám giữ, phải bán cho “ve chai” (2) hoặc đun bếp, nên tôi không thể kiếm được. Tôi lại ngại tới thư viện để tra cứu vì thủ tục lúc này rất phiền phức đối với người như tôi. Vả lại những tài lỉệu đó rời rạc, có tính cách một chiều, không đáng tin lắm. Tôi đành nhớ đâu chép đấy, chắc chắn là sai - nhất là về niên đại - chỉ mong ghi lại được hướng của các biến chuyển cùng cái không khí của thời đại, tình hình của xã hội trong mười năm sau khi nhà Ngô bị lật đổ thôi.

Các chính phủ quân nhân

Một số kí giả phương Tây gọi thời đó là thời của “chính sách Diệm mà không có Diệm” (Diemisme sans Diem). Xét chung lời đó đúng; trừ chính quyền Dương văn Minh trong mấy tháng đầu, các chính quyền quân nhân thời sau đều chủ trương diệt Cộng, và lần lần hóa độc tài như họ Ngô, kiểm duyệt sách báo mỗi ngày một gắt, dân chúng vẫn khổ như trước, chỉ khác không có kì thị tôn giáo nữa. Những năm cuối của thời đó các tướng tá vơ vét cho thật mau thật nhiều bằng mọi cách: mua quan bán tuớc, chuyển ngân, buôn lậu vàng và thuốc phiện. Bọn cầm quyền sống cực kì xa xỉ: người ta tiêu không biết bao nhiêu triệu bạc trong một tiệc gả con: một chiếc bánh cưới cao mấy thước phải bắc thang lên để cắt, sâm banh chảy như suối.

Mới đầu dân chúng tin ở chính phủ Dương văn Minh (quốc trưởng), Nguyễn Ngọc Thơ (thủ tướng) nhưng chỉ một hai tháng sau người ta thất vọng: dùng người cũ, không có chính sách gì mới, không phải là một chính phủ cách mạng.

Nguyễn Ngọc Thơ muốn dùng lại lực lượng của hai giáo phái Cao đài và Hòa hảo; Mĩ cũng tin rằng chỉ giáo phái mới thực tâm chống cộng, và hi vọng dùng chính sách đó có thể rút lần cố vấn Mĩ về được.

Johnson lên thay tổng thống Kennedy bị ám sát khoảng hai mươi ngày sau khi Diệm bị giết, giữ đúng đường lối của Kennedy và có vẻ lạc quan, tăng cường viện trợ cho Nam việt, tính cuối năm 1965 sẽ diệt xong Việt cộng.

Theo W.G. Burchett trong sách đã dẫn thì Dương văn Minh tuyên bố muốn trung lập hóa miền Nam như De Gaulle đề nghị. Mĩ chống giải pháp đó, kiếm một “người hùng” - tướng Nguyễn Khánh - để thay Minh. Cuộc đảo chánh thứ nhì xảy ra không tốn một viên đạn. Dương văn Minh và các tướng Đôn, Đính, Kim đều bị Khánh bắt - sau Minh được thả. (Nguyễn Ngọc Thơ đã từ chức từ trước rồi).

Cabot Lodge (đại sứ Mĩ) chỉ muốn Khánh nắm quyền quân sự thôi nhưng Khánh lăm le nắm cả quyền dân sự, tỏ vẻ độc tài, ban hành hiến chương Vũng tàu, bị sinh viên biểu tình phản đối, và Mĩ lại phải “thay ngựa”. Khánh qua Pháp rồi, Mĩ thí nghiệm một chính quyền dân sự, đưa một kĩ sư canh nông ái quốc, khá có tiếng, Phan Khắc Sửu lên làm quốc trưởng, nhưng quân đội chống đối, đưa tướng Nguyễn văn Thiệu lên làm Chủ tịch ủy ban lãnh đạo Quốc gìa, tướng Nguyễn Cao Kỳ làm phó chủ tịch.

Năm 1967, Thiệu và Kì được bầu làm tổng thống và phó tổng thống. Thiệu làm tổng thống bảy tám nãm, lúc thì dùng tướng Trần Thiện Khiêm, lúc thì dùng Trần văn Hương, một giáo sư già về hưu, có tiếng cương quyết, làm thủ tướng.

Chỉ trong mấy năm, Mĩ thay ngựa bốn năm lần mà tình hình cứ mỗi ngày một thêm bi đát.

Mĩ đưa quân sang

Năm 1964, Mặt trận Giải phóng thừa cơ Nam việt lục đục, chiếm được mấy ngàn ấp chiến lược. Chính sách ấp chiến lược là sáng kiến của Anh ở Mã lai. Anh đã thành công vì Mã lai chỉ có 8.000 Cộng sản mà quân đội Anh-Mã tới 450.000; lại thêm số dân trong các ấp chiến lược của họ ít - chỉ bằng 6% toàn dân - họ có thể dễ bảo vệ; còn ở Nam việt: Diệm tính nhốt hơn 9 triệu người, non 2/3 nông dân vào những ấp chiến lược, xây cất vội vàng, không đủ công sự, quân lính, khí giới để bảo vệ, cho nên các ấp sụp đổ rất mau.

Năm 1965, Bắc Việt được sự giúp đỡ cả của Trung hoa lẫn Nga, do đường Hồ Chí Minh (dọc theo dãy Trường sơn trên địa phận Lào) đưa hằng chục ngàn quân vô Nam, năm sau đưa thêm vô 40.000 và số quân của Mặt trận Giải phóng tổng cộng lên tới 282.000 (Bernard Fall – sách đã dẫn) và lúc đó 2/3 Nam việt đã bị Việt cộng kiểm soát.

Để cứu vãn tình thế, Mĩ phải đưa quân vô Nam, năm 1965 khoảng 100.000 người, sau tăng lần lần lên tới trên 500.000, cộng với quân của chính phủ miền Nam thì được trên 1.000.000, như vậy cũng chỉ bằng bốn lần số quân Giải phóng, mà như một chương trên tôi đã nói, Anh ở Mã lai đã phải dùng một số quân gấp 20 lần - có lúc 40 lần - mới thắng được Mã cộng.

Năm 1964 hay 1965, khi hay tin quân Mĩ sẽ đổ bộ lên miền Trung, tôi đã có một đoạn cảnh cáo trong một bài đăng trên tạp chí Bách Khoa, sau cho in lại trong cuốn Một niềm tin, nhưng bị kiểm duyệt đục bỏ, đại ý rằng sự đổ quân Mĩ vào nước mình đó sẽ gây rất nhiều xáo trộn trong xã hội mà người Mĩ sẽ bị dân chúng ghét. Người Mĩ chỉ làm cố vấn thôi thì dân chúng chấp nhận họ được (tổng thống Diệm hiểu điều đó, nên bắt cố vấn Mĩ đi ra đường không được bận quân phục); nhưng khi họ mang vũ khí tảo thanh, diệt người Việt - dù là Việt cộng - thì trong con mắt dân chúng, họ thành quân xâm lăng rồi. Trung hoa và Nga giúp Bắc việt nhưng không đưa quân qua chiến đấu, do đó, Bắc vẫn giữ được chính nghĩa.

Có thể chính quyền Mĩ cũng hiểu vậy nhưng không thể làm khác được vì tình hình Nam việt đã sắp sụp đổ đến nơi.

Ảnh hưởng về phương diện xã hội còn tai hại hơn nhiều. Quân Mĩ vung tiền ra để mua những thú vui nhục thể. Rất nhiều chị ở, chị bếp bán thân cho họ để họ “bao” và cuối tháng lănh một số tiền bằng mười số tiền khi giúp việc cho người Việt. Chúng mướn nhà và chịu trả một số tiền thuê gấp năm gấp mười tiền thuê bình thường. Rất nhiều người Việt chịu ở chật chội trong vài phòng sau nhà, để nhà chính cho Mĩ thuê. Kẻ có tiền thì cất nhà cho Mĩ mướn.

Chúng dâm loạn, nghiện bạch phiến, ăn cắp đồ để bán chợ đen. Chúng lại ngạo mạn, tàn nhẫn: ngồi trên xe nhà binh, xả súng vào trẻ em, liệng đá vào xe qua đường mà cười hô hố, cán người rồi dông.

Mỗi tên lính Mĩ tiêu mỗi tháng không biết mấy trăm đô la ở Việt nam; nửa triệu lính Mĩ mỗi năm đổ cả tỉ đô la vào nước mình; kinh tế phồn thịnh lên một cách giả tạo và trong xã hội xuất hiện một giới biếng nhác, sa đọa mà lại có nhiều tiền, cả quyền thế nữa. Một số thanh niên hóa điếm đàng, hút sách.

Do đó ai biết suy nghĩ một chút cũng oán Mĩ, thấy miền Nam chỉ là “một sân banh cho Mĩ quần nhau với Nga và Trung hoa”; đi lính cho miền Nam không phải là để bảo vệ tự do hay tổ quốc gì cả mà chỉ để đỡ đạn cho Mĩ, cho nên bị kêu nhập ngũ thì trốn, không trốn được thì vận động để được làm ở phòng giấy, khỏi phải ra mặt trận vừa bắn vào đồng bào của mình. Tinh thần chiến đấu rất thấp. Và một số trí thức biết rằng sống dưới chế độ Cộng sản không được tự do, nhưng vẫn mong cho Bắc Việt thắng vì tin rằng xã hội ngoài đó lành mạnh hơn, con người ngoài đó có lí tưởng hơn, nhà cầm quyền ngoài đó trong sạch hơn, có nhân cách hơn bọn tướng tá chính khách trong Nam. Họ không sống ở ngoài đó nên không biết dược sự thật ra sao, và sau này họ mới vỡ mộng.

Vì tinh thần chiến đấu của miền Nam mỗi ngày một sút - nhiều bài ca phản chiến được dân chúng rất thích - cho nên Mĩ dù đổ thêm quân vô, dùng khí giới tối tân, cũng chỉ chống đỡ được thôi chứ không thắng nổi Bắc Việt.

Năm 1965, Mĩ dùng một lực lượng hủng hậu tảo thanh “tam giác sắt” (chiến khu D) cách Sài gòn năm sáu chục cây số về phía bắc để quân Giải phóng hết chỗ núp. Họ đưa rất nhiều quân, xe thiết giáp bao vây khu đó, dùng phi cơ B-52 dội bom 500 ki lô xuống, theo chiều dọc, chiều ngang, không chừa một chỗ nào, như để cầy khu đó lên; lại dùng bom Napalm, hóa chất để đốt phá rừng bụi, rồi mới cho quân vào dò những chỗ có hầm, gặp thì phá hủy, vậy mà Việt cộng vẫn thoát được. Chiến dịch đó thất bại nặng hơn chiến dịch Navarre năm 1953 ở “con đường sầu thảm” nữa.

Trong hai năm sau, có những vụ kịch chiến ờ Pleime, Tây ninh, Chu lai, Khe sanh, hai bên đều tổn thất nặng.

Vụ Mậu Thân

Kinh khủng nhất là vụ Tết Mậu thân (1968). Tối ba mươi tết, dân Sài gòn vừa mới làm lễ rước tổ tiên thì có tiếng súng nổ mỗi lúc một nhiều, và nhà nào nhà nấy vội khóa cửa, đem theo ít quần áo thức ăn, dẩt díu nhau tản cư. Việt cộng đã đột nhập miền Chợ lớn, Bình hòa (Gia định), tiến vào giữa thành phố, bao vây tòa Đại sứ Mĩ trong sáu giờ. Từ trước vẫn có lệ Tết thì hai bên ngưng chiến trong vài ba ngày. Năm đó các tướng tá của mình từ trên xuống dưới quá tin hoặc khinh địch, không đề phòng gì cả, đều rời Sài gòn, đi xa ăn Tết, nên không kịp chống đỡ.

Lần này là một cuộc tổng tấn công: cùng một lúc hoặc cách nhau độ một hai ngày, 36 đến 44 thị trấn từ Huế vào tới Bạc liêu bị Việt cộng đột nhập như vậy. Toàn dân hoảng hốt, tưởng lần này thì Việt cộng chiếm trọn miền Nam rồi, vào ăn tết ở thành, chứ không phải là tuyên truyền như mấy tết trước.

Khắp thế giới ngạc nhiên và phục Việt cộng tổ chức cách nào mà chính phủ miền Nam không hay biết gì cả. Họ đã lén chở khí giới, đưa cán bộ vào Sài gòn, Huế... từ hồi nào, chôn giấu, ẩn núp ở đâu? Chắc chắn dân chúng đã che chở họ, tiếp tay với họ, không ai tố cáo cho nhà cầm quyền miền Nam biết. Trái lại mỗi cuộc hành quân lớn nhỏ nào của miền Nam họ đều biết trước ngày và giờ để kịp thời đối phó. Nội điểm đó thôi cũng đủ cho thế giớỉ biết họ được lòng dân miền Nam ra sao và tại sao Mĩ thất bại hoài.

Phải mất một tuần hay nửa tháng, Mĩ mới đuổi được quân Việt cộng ra khỏi Sài gòn; Sài gòn thiệt hại không nặng lắm. Ở Huế, tình hình bi đát hơn nhiều. Việt cộng hoàn toàn làm chủ trong một tháng, bắt giết kẻ hợp tác với Mĩ, vùi thây ngay trong vườn hoặc bên lề đường, hoặc trong những hầm tập thể. Họ bắt dân thường tiếp tay họ. Không rõ bao nhiêu người bị giết - có sách nói ít nhất 10.000 người, riêng một hầm chôn thây tập thể cũng đã chứa 1.000 thây người. Sau có nhiều kí giả chép lại vụ đó và một nữ sĩ, Nhã ca, quê ở Huế, viết Dải khăn sô cho Huế, Tình ca cho Huế đổ nát, lời rất xúc động. (3) Hình như không có phóng viên báo ngoại quốc nào có mặt ở Huế lúc đó.

Tại các thị trấn miền nam Trung việt, dân cũng bỏ nhà, tản cư hết. Có nơi heo đói quá, ăn thịt người; gà mổ gỉòi từ các thây ma bò ra. Chưa bao giờ dân tộc mình thấy những cảnh rùng rợn như vậy.

Mọi công việc buôn bán gần như ngưng trệ trong hai tháng vì thiếu phúơng tiện giao thông. Ngay đến quân nhân muốn trở về đơn vị mà cũng phải đợi nửa tháng mới có máy bay.

Khi Việt cộng rút ra hết các thị trấn rồi thì Sài gòn bị cái nạn hỏa tiễn địa-địa Việt cộng từ xa bắn vào. Một số nhà bị hủy ở gần chợ Bến thành và nhiều nơi khác. Khu của tôi yên ổn, nhưng nhà tôi cũng sợ quýnh lên, đòi lại khu Bàn cờ ở với mấy cô em mà khu đó không yên gì hơn khu tôi. Đa số dân chúng đều như vậy, hoảng hốt thì bỏ nhà mà đi, không suy nghĩ gì cả, có khi bỏ chỗ yên lại chỗ không yên. Tôi rất bình tĩnh, cứ ngồi ở phòng viết trên lầu mà dịch Chiến tranh và Hoà bình của Tolstoi cho nhà Lá Bối. Thời đó xe cộ ít qua lại, ngoài đường ít người, khu tôi thật tĩnh mịch, rất thích hợp cho việc viết lách.

Một anh bạn lại chơi hỏi tại sao không xuống ngồi ở tầng dưới để được thêm một cái trần nữa che chở. Tôi đáp: “Các tủ sách để cả ở đây, viết ở đây tiện hơn. Tôi cứ coi như hồi còn ở căn nhà trệt, không lầu ở đường Huỳnh Tịnh Của.”

Sau biến cố Mậu thân, một số bạn tôi như gia đình Thiên Giang, giáo sư Lê văn Hảo ở Huế bỏ ra bưng rồi ra Hà nội.

Mấy năm trước đó, Thiên Giang đã hoạt động cho Cách mạng, muốn rủ tôi theo, tôi từ chối, tự xét chỉ thích hợp với việc trứ tác thôi. Như hầu hết các nhà làm chính trị, ông ta có tinh thần đảng phái (sataire). Từ đó chúng tôi lần lần xa nhau, nhưng tôi vẫn giữ niềm hòa hảo với ông.

Khoảng 1970 hay 1971, một anh bạn khác dụ tôi ra ứng cử tổng thống vì anh ta cho rằng tôi có tiếng tăm trong nước, liêm chính mà lại không bị một vết nào: không hợp tác với Pháp, với Diệm, với Thiệu, không thân với Mĩ. Tôi mỉm cười đáp: “Chịu thôi, không đủ sức khỏe và mánh khóe.” và nghĩ bụng: “Cứ làm một thư sinh độc lập thì còn được một số độc giả mến, chứ ra làm chính trị thì chẳng được việc gì mà còn bị thiên hạ khinh.”

Vừa đánh vừa đàm - Hiệp định Paris

Từ năm 1965, Mĩ đã dùng phi cơ oanh tạc Bắc việt, có ý buộc Bắc phải điều đình. Mãi đến giữa 1968, hai bên mới bắt đầu thương thuyết với nhau ở Parỉs. Mĩ buộc Bắc phải rút hết quân về. Bắc cũng đòi Mĩ phải rút hết quân về. Nam không chấp nhận Mặt trận Giải phóng. Bắc đòi phảí chấp nhận. Từ đó đến 1973 họ vừa đàm vừa đánh. Để làm áp lựp, Mĩ oanh tạc mỗi ngày một mạnh hơn, nhưng càng oanh tạc thì thái độ của Bắc càng cứng rắn, dân chúng càng sát cánh với nhà cầm quyền. Phá hủy khu kĩ nghệ Thái nguyên, Bắc cũng không núng, oanh tạc các đường sắt, đê điều họ cũng không núng; Nga và Trung hoa càng viện trợ khí giới, đại bác. hỏa tiển, phi cơ cho họ.

Cuộc oanh tạc lớn nhất xảy ra năm 1972, sau vụ Bắc việt đại tấn công thành phố Quảng trị, san phẳng thành bình địa. Liên tiếp mười hai ngày, Hà nội bị dội bom. Mĩ còn thả thủy lôi trên các sông Bắc Việt, nhất là biển Hải phòng, không cho tàu Nga ra vô. Trung hoa chỉ lên tiếng phản đối gọi là, còn Nga thì trước sau làm thinh. Một số người ở Sài gòn nguyền rủa Mĩ mà cũng nguyền rủa cả Nga lẫn Trung hoa.

Chúng ta nên để ý: năm 1972, Nixon, tổng thống Mĩ qua thăm Mao rồi thăm Nga, chắc chắn là để tìm một giải pháp cho chiến tranh Việt nam, có lẽ vì vậy mà Mĩ mới dám ngang tàng dội bom Hà nội và phong tỏa hải cảng Hải phòng.

Cả thế giới bất bình với Mĩ: một anh khổng lồ mà ăn hiếp một chú bé, dùng những đòn nặng như vậy, thật vô liêm sỉ. Chính dân chúng Mĩ cũng chê kẻ cầm đầu của họ. Một triết gia Anh, Bertrand Roussell, lập một tòa án ở Na uy (?) để xử tội Mĩ.

Dội bom Hà nội 12 ngày rồi Mĩ ngừng để thương thuyết với Bắc Việt, và ngày 27-1-73, Mĩ, miền Nam Việt nam kí với Bắc Việt và Mặt trận Giải phóng hiệp định Paris có nhiều nước chứng kiến: Nga, Trung hoa, Pháp, Anh.

Tôi không nhớ rõ nội dung hiệp định đó, đại khái là Mĩ rút hết quân về. Bắc cũng vậy; Nam và Bắc trao đổi tù binh với nhau; ở miền Nam sẽ có một chính phủ lâm thời gồm ba thành phần: người của chính phủ miền Nam, người của Mặt trận Giải phóng và một số người không đứng về phe Nam hay phe Bắc, do hai chính phủ Nam và Giải phóng đề cử, số người đó là thành phần thứ ba.

Những bí mật trong chiến tranh Việt Mĩ

Trong chiến tranh Việt Mĩ có nhiều bí mật tôi không hiểu nổi. Mĩ thay Pháp ở Đông dương để chặn làn sóng cộng sản Trung hoa tràn xuống Đông nam Á. Vậy là mới đầu Mĩ thù Trung hoa, sau tại sao lại thân thiện với Trung hoa? Chỉ vì thị trường hàng tỉ người ở Trung hoa chăng? Hay là còn vì Mĩ biết Trung hoa thù Nga từ 1960, mà Trung hoa yếu hơn Nga, cho nên đứng về phía Trung hoa để cho thế lực của Nga giảm đi?

Nga, Hoa đều phải giúp Bắc Việt để chống Mĩ, nhưng cả hai đều gờm nhau: có hồi Trung hoa không cho khí giới Nga viện trợ đi qua Trung hoa để tới Bắc Việt, còn Nga thì không muốn Bắc Việt lệ thuộc vào Trung hoa nhiều quá. Nhờ uy tín và sự khéo léo của Hồ Chí Minh mà Bắc Việt giữ được tình hòa hảo với hai nước đó.

Hình như Nga có hồi khuyên Bắc Việt nhượng bộ Mĩ. Tại sao? Và chính trong hội nghị Paris, Trung hoa cũng muốn vậy chăng? Có phải là cả ba cường quốc Mĩ, Nga, Hoa đều muốn cho miền Nam trung lập, không lệ thuộc vào nước nào chăng?

Còn nhiều bí mật nữa, các sử gia chưa thể công bố được, mà các phóng viên báo Âu Mĩ chưa hề xuất bản một cuốn nào về chiến tranh Việt Mĩ, cho nên chúng ta đành chịu, không hiểu chút gì về những âm mưu của các nước anh chị để định đoạt thân phận của chúng ta.

Ngay từ 1968. trong bài tựa cuốn Bài học Israel tôi đã viết:

“Thực dân nào, bất kì đông hay tây, cũng chỉ nghĩ tới quyền lợi của họ trước hết; còn có lợi cho họ thì họ giúp, hết lợi thì họ bỏ và đàn áp. Do thái bị Anh bỏ rồi Nga bỏ; Ai cập bị Mĩ bỏ, rồi Nga bỏ (…)

“Càng đọc lịch sử thế giới tôi càng thấy đi theo thực dân thì luôn luôn lợi bất cập hại. Phải là một dân tộc có thực lực, có bản lãnh cao, có tài chống đỡ giỏi thì mới có thể khỏi bị họ lợi dụng, nhưng nếu lỡ mà gắn bó với họ thì sớm muộn, thế nào cũng khốn đốn, điêu tàn với họ. Còn các nước nhược tiểu thì chỉ đem thân ra làm quân tốt thí cho họ trên bàn cờ quốc tế. Có lẽ chính Israel cũng hiểu như vậy nên năm 1967 họ đòi trực tiếp thương thuyết với Ả rập, không muốn Nga, Mĩ làm trung gian.

“Nội một điều này cũng đủ cho ta suy nghĩ. Từ sau thế chiến đến nay, cường quốc nào cũng đua nhau chế tạo võ khí cho thật tinh xảo, có sức mạnh tàn phá mỗi ngày một khủng khiếp. Năm nào cũng có những phát minh mới, thành thử võ khí nào tối tân nhất cũng chỉ ít năm hóa cổ lỗ. Họ có liệng xuống biển không, có phá hủy không, hay phải tìm cách “tiêu thụ” mà tiêu thụ ở đâu? Có ở trên đất họ không?”


Đoạn đó, năm 1979, đầu chiến tranh Việt Hoa, môt cán bộ Nam bảo tôi, bây giờ đọc nó mới thấm thía. Và cuốn Bài học Israel được nhiều người tìm mua ở chợ sách cũ mà không còn.

Đầu năm 1972, thấy Nixon sắp bỏ rơi miền Nam, tôi chua chát viết bài “Sau 18 năm tiếp xúc với người Mĩ” đăng trên tạp chí Bách Khoa. Xin dẫn dưới đây một đoạn:

“Họ (người Mĩ) đã tiêu hai trăm tỉ Mĩ kim, hi sinh năm chục ngàn thanh niên, trút hàng triệu tấn bom, làm cho non triệu người mình bi giết, hằng vạn hằng ức mẫu vườn ruộng, hằng ngàn làng mạc bị tàn phá, gây biết bao tang tóc, mấy trăm ngàn phế binh, cô nhi quả phụ, non mười năm rồi mà vẫn chưa giải quyết nổi chiến tranh này (…), rốt cuộc phải tìm cách thương thuyết.

Thương thuyết mấy năm không xong, bây giờ một mặt họ lo vuốt ve Trung cộng (mới mấy năm trước là kẻ thù số 1 của họ) hi vọng tìm một giải pháp cho Đông dương, một mặt họ cấp tốc Việt hóa chiến tranh để rút lui. Họ hai trăm triệu người, một dân tộc hùng cường nhất thế giới, trút hết cả gánh nặng bảo vệ “tiền đồn thế giới tự do” như họ nói, bảo vệ “tân biên cương” của họ như họ chủ trương, lên vai 17 triệu dân Việt nam, mà lại tính cắt hết viện trợ kinh tế nữa, như vậy có khác gì họ chạy làng, đánh trống bỏ dùi không? Lương tâm họ ở đâu nhỉ? Thể diện của họ ở đâu nhỉ?”


Giọng gay gắt như vậy mà sở kiểm duyệt không bỏ một chữ, chỉ vì niềm phẫn uất của tôi là tâm trạng chung của mọi người.

Thơ văn, cả nhạc phản chiến nữa xuất hiện rất nhiều, mà phản chiến tức là phản Mĩ, chính quyền mới đầu còn cấm, sau làm thinh. Ai cũng ghét bọn lính Mĩ; chúng có nhiều tiền. nhiều vật dụng, nhiều đồ xa xỉ (đồ P.X.: dầu thơm, thuốc lá thơm, quần áo. máy thu thanh, tủ lạnh...) tới đâu là mở những hộp đêm ở đó, gây cái nạn trụy lạc, mãi dâm, gái bán “bar”, trai “phi xì ke” (ma túy); chúng ăn cắp, ăn quịt, bán chợ đen… Ngay những kẻ rút rỉa tiền của chúng cũng khinh, ghét chúng. Chúng quả là một đoàn quân chiếm đóng và hành động như một đoàn quân chiếm đóng. Mĩ thất bại ở Trung hoa và Việt nam, nguyên nhân chính ở đó. Mà các thực dân da trắng không nhiều thì ít như vậy hết, tệ nhất là Mĩ. Nếu phe tư bản không thay đổi chính sách thì dần dần đệ tam thế giới sẽ theo phe Cộng hết mặc dầu dân chúng không ưa chế độ độc tài của Nga, Trung hoa.

Mĩ rút về, quân Nam tan rã. Chiến tranh chấm dứt

Đúng là Mĩ chạy làng. Họ vội vã rút hết quân về, và khi không còn một lính Mĩ nào ở Việt nam nữa thì Bắc, Nam lại choảng nhau. Chủ trương Việt nam hóa chiến tranh của Nixon đã được thực hiện.

Mới đầu Nixon cũng cho phi cơ từ Phi luật tân hay đảo Guam trợ chiến với quân đội của Thiệu; nhưng khi nửa triệu quân Mĩ còn ở trên đất miền Nam, quân đội của Thiệu đã không có tinh thần thì bây giờ làm sao có tinh thần được? Thiệu xin thêm viện trợ tiền bạc và võ khí, quốc hội Mĩ không cho, Thiệu nổi khùng, chửi Mĩ thậm tệ hơn một giờ trên đài truyền hình.

Ngày 10-3-75 Việt cộng tấn công Ban mê thuột, ngày 11-3 Ban mê thuột thất thủ.

Ngày 15-3, Thiệu họp các tướng. quyết đinh bỏ Pleiku, Kontum một cách vội vàng, để lại hàng núi chiến cụ. Hai trăm ngàn dân bị bỏ rơi, mạnh ai nấy tự tìm cách thoát thân; Cộng quân chặn đường pháo kích; hai vạn dân bỏ mạng, hằng ngàn người kiệt sức, chết dọc đường.

Ngày 19-3 Quảng trị di tản.

Hôm sau, An lộc thất thủ, sau một thờí gian bị bao vây ngày đêm bị đại bác, hỏa tiễn nã vào.

Kế đó là Huế, Quảng ngãi, Đà nẵng, Qui nhơn, Nha trang bị Cộng quân chiếm một cách rất dễ. Cũng có một vài tướng rán chống cự, nhưng quân lính không tuân lệnh thì chỉ còn cách đào tẩu để thoát thân.

Đà lạt bỏ ngỏ, Phan rang đầu hàng, Phan thiết tan rã.

Ngày 21-4 Xuân lộc thất thủ (trước đó bốn ngày, Nam vang lọt vào tay Khmer đỏ). Thiệu từ chức, Trần văn Hương lên thay. Ít bữa sau Thiệu dắt vợ con qua Đài loan, đem theo không biết mấy tấn vàng.

Ngày 26-4 Trần văn Hương yêu cầu lưỡng viện bàu người khác thay ông để thương thuyết với Mặt trận Giải Phóng.

Hôm sau đại tướng Dương văn Minh được bàu lên thay Hương.

Ngày 30-4 Dương văn Minh tuyên bố đầu hàng, kêu gọi buông súng cho đỡ chết dân. Mười hai giờ trưa, tướng Trần văn Trà ngồi xe thiết giáp tiến vào dinh Độc lập. Chiến tranh chấm dứt.

Có sách hay báo nói: trong chiến tranh Việt Mĩ này, miền Nam chết khoảng 200.000 quân, miền Bắc chết non 1.000.000 quân; thường dân cả hai miền chết trên một triệu. Trong số này chắc không kể những thường dân miền Nam chết trong khi chạy loạn tháng 3 và tháng 4-1975. Bi đát hơn cuộc chạy loạn của dân Paris tháng 6-1940 nhiều.

Từ miền thượng xuống miền đồng bằng, từ Huế vô Phan thiết, Biên hòa, trên khắp các lộ xe hơi, xe căm nhông chật đường, nhích từng thước một; dân chúng dắt díu, bồng bế nhau chạy. Vợ hay con chết ở dọc đường, đành phải vùi nông ở ngay bên đường rồi chạy... Chạy để tránh cuộc tàn sát ở Huế tết Mậu thân mà người ta không sao quên được. Tới bờ biển Qui nhơn, Nha trang, Phan thiết… người ta nhảy ùm xuống biển, cố lội ra mấy tầu của Mỹ. Người trên tầu cũng là dân tị nạn, xô đẩy, có khi chém vào tay kẻ ở dưới biển đòi leo lên. Trẻ em chết đói, chết khát, chết bệnh ở trên bãi biển, cha mẹ gạt nước mắt, vủi thây chúng xuống cát.

Ở các phi trường, cảnh còn hỗn độn hơn nữa. Người ta bỏ lại hết các va li quần áo, tiền của, vàng bạc để cố leo lên phi cơ, mà cũng bị hất xuống, thế là của cải mất hết mà vẫn không thoát thân. Phi trường Tourane như vậy, phi trường Nha trang, Biên hòa đều như vậy, mà ngay phi trường Tân sơn nhất cũng vậy. Nghe nói có người bám lấy đuôi một chiếc xc Jeep để vào phi trường, bị xe kéo lết cả câv số.

Không có trận Điện Biên Phủ ở miền Nam - tướng Mĩ hứa từ trước như vậy và họ giữ đúng - nhưng còn nhục nhã gấp chục lần Điện Biên Phủ nữa vì họ chịu thua trước rồi, có chống cự tới cùng đâu. Thà như quân Pháp ở Điện Biên Phủ mà còn được tiếng anh dũng. Chính người Mĩ cũng nhận chưa bao giờ nước Mĩ thất bại lớn như vây. Nguyên nhân thất bại cũng như Pháp mà lại mang tiếng phản bạn.

Vậy là hiệp định Paris kí ngày 27-1-73, chưa ráo nét mực đã bị xé. Ai xé trước? Lỗi tại ai? Không biết. Chỉ biết trong mười hai tháng đầu sau hiệp định, trung bình ở Việt nam chết thêm 1.000 người mỗi tuần nữa.

Năm 1976 có thuyết cho rằng tướng Võ Nguyên Giáp không cho quân Bắc tiến vô quá Đà nẵng, nhưng rồi không cản được. Có thực vậy không? Cũng không biết. Vận mạng của bốn năm chục triệu dân Việt do cái gì quyết định? Không ai biết được.

*

Chiển tranh Việt-Mĩ chấm dứt sau 15 năm nếu kể từ ngày Mặt trận Giải phóng chính thức thành lập (1960), dài gần gấp hai chiến tranh Việt-Pháp.

Theo P. Singh trong Le jeu des puissances en Asie (Marabout 1974) thì chiến tranh đó làm thiệt hai triệu mạng người (chắc cho cả hai bên) và ở Việt nam cả Nam lẫn Bắc, Mĩ đã liệng trung bình nửa tấn bom xuống mỗi héc-ta đất.

Mĩ đã đổ vào chiến tranh đó trên 200 tỉ đô la.


Chú thích
[1] Mĩ thay Pháp ở Việt nam từ 1954, nhưng chỉ thực sự đưa quân vào miền Nam từ 1965.

[2] Danh tử này như danh từ “đồng nát” ở Bắc, chỉ những người đi từng nhà mua đồ phế thải.

[3] Sau ngày 30-4, Nhã Ca phải đi trại cải tạo, mới được về năm 1979.